KTNT - Vấn đề “Chỉnh trang và phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh” được chính quyền thành phố xác định là một trong bẩy chương trình đột phá. Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện chương trình này rất cần sự hợp tác, liên kết, liên doanh với nước ngoài.
KTNT - Vấn đề “Chỉnh trang và phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh” được chính quyền thành phố xác định là một trong bẩy chương trình đột phá. Tuy nhiên, nguồn lực để thực hiện chương trình này rất cần sự hợp tác, liên kết, liên doanh với nước ngoài. Chỉ tính riêng thị trường bất động sản (BĐS) đã có khoảng 1.200 dự án đang có nhu cầu trên.
Theo đó, việc “Chỉnh trang và phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh” là một trong những chương trình đột phá được thành phố thông qua, với trọng tâm di dời nhà ven trên kênh rạch, xây dựng lại các chung cư cũ hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố vẫn còn khoảng 1.200 dự án phát triển BĐS của các doanh nghiệp đang có nhu cầu hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với doanh nghiệp Nhật Bản.
Tại hội thảo “Chỉnh trang và phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh” do Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) và Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển đô thị sinh thái (J-CODE) tổ chức, Chủ tịch J-CODE cho biết, Việt Nam đang trong giai đoạn đô thị hoá nhanh mà Nhật Bản đã trải qua nên Nhật Bản thấu hiểu và mong muốn hợp tác để giải quyết các thách thức như kẹt xe, tập trung dân số, ô nhiễm môi trường. Phía Nhật Bản cam kết sẽ áp dụng công nghệ hiện đại để đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị cho TP. Hồ Chí Minh. “Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị cho Việt Nam là trách nhiệm và là sứ mệnh của Nhật Bản trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản cũng ưu tiên việc doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng cơ quan quản lý TP. Hồ Chí Minh để đầu tư, xây dựng hạ tầng đô thị thành phố hiện đại và thân thiện với môi trường”, ông Keiji Kimura chia sẻ.
Bên cạnh đó, J-CODE hiện có 57 thành viên, đều có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính, quy hoạch phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị rất mong muốn hợp tác cùng TP. Hồ Chí Minh trong việc cung cấp kinh nghiệm, giải pháp, công nghệ tiên tiến để xây dựng thành phố phát triển nhanh thành đô thị hiện đại phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
Liên quan tới vấn đề di dời nhà trên, ven kênh rạch, một trong những vấn đề cần giải quyết trong việc chỉnh trang và phát triển đô thị. Hơn 20 năm qua, chính quyền thành phố đã di dời khoảng 36.000 căn nhà trên và ven kênh rạch. Tuy nhiên, nhà ở trên và ven kênh rạch, ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống người dân. Hiện nay, trên địa bàn vẫn còn hơn 21.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, tập trung chủ yếu ở quận 8, quận 7, quận 4.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, thành phố phấn đấu di dời và tổ chức lại cuộc sống cho 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch. Để thực hiện được mục tiêu này, thành phố đã phân loại 3 nhóm dự án bao gồm nhóm chỉnh trang đô thị bằng nguồn vốn ngân sách (53 dự án, kinh phí hỗ trợ tái định cư khoảng 21.500 tỷ đồng), nhóm dự án xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị (3 tuyến kênh rạch, chi phí bồi thường khoảng 2.700 tỷ đồng) và nhóm dự án chỉnh trang đô thị theo hình thức đối tác công ty PPP (6 dự án, kinh phí bồi thường khoảng 19.000 tỷ đồng).
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.