Từ thực tế ở Tây Ninh thấy, hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã thật sự góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.
Năm 2022, Bạc Liêu đã giải quyết việc làm cho hơn 19.710 lao động, vượt 106,58% so với kế hoạch. Một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững của tỉnh thời gian qua là tập trung làm tốt công tác giải quyết việc làm. Trong đó, việc tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tín dụng ưu đãi phát triển kinh tế không ngừng phát huy hiệu quả.
Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi, đến ngày 31/3, tổng nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng, chính sách trên địa bàn tỉnh đạt hơn 4.719 tỷ đồng, tăng 189 tỷ đồng so với năm 2022. Trong đó, doanh số cho vay trong 3 tháng đầu năm đạt hơn 357 tỷ đồng, với hơn 8.700 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, tạo việc làm.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn trong nâng cao chất lượng cuộc sống, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam đã phối hợp chặt chẽ với sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thống nhất cách thức thực hiện, đảm bảo đúng quy trình, quy chế, tuyên truyền và triển khai chương trình cho vay hiệu quả.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ Ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu học tập lý luận và nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn”.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của chương trình tín dụng chính sách mà Chính phủ giao, NHCSXH tỉnh Hà Nam đã phối hợp chặt chẽ với các sở ngành, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác thống nhất cách thức thực hiện, đảm bảo đúng quy trình, quy chế, tuyên truyền và triển khai chương trình cho vay hiệu quả.
Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự đi vào cuộc sống; “là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn của hộ nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực”, góp phần đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo trên thế giới.
Trà Vinh có hơn 30% dân số là đồng bào Khmer, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn. Bằng sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, nhất là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong triển khai các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động… tiếp cận việc làm một cách tốt nhất, từ đó tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.