Mặc dù là khu di tích danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia đặc biệt, cần phải được bảo tồn nguyên trạng. Tuy nhiên, nhiều khu di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng, cảnh quan dần bị phá vỡ bởi tình trạng xây dựng nhà ở, nhà nghỉ trong vùng lõi...
Yêu cầu kiểm tra vụ xẻ đồi xây khu sinh thái 'chui'
Liên quan đến việc chủ rừng tự ý san đất, xây nhà trên đất rừng gây xôn xao trong thời gian qua, Thông tin báo chí, ông Trần Hữu Khanh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh cho biết, phía Sở đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Can Lộc kiểm tra việc sử dụng rừng, đất rừng của ông Trần Huy Giáp tại khoảnh 3a, tiểu khu 123c tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc.
Theo ông Khanh, đây là trường hợp của hộ gia đình cá nhân nên thẩm quyền quản lý thuộc cấp huyện. Hiện nay huyện Can Lộc đang thành lập đoàn kiểm tra toàn diện nội dung liên quan đến vấn đề này.
“Ngoài ra, mới đây UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng ra văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc sử dụng đất rừng của ông Trần Đình Giáp”, ông Khanh thông tin.
Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã có văn bản giao Sở này phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc sử dụng rừng, đất rừng của ông Trần Huy Giáp. Hiện Sở đang phối hợp với địa phương và các ngành chuyên môn kiểm tra cụ thể.
Trước đó, liên quan đến nội dung này, nhiều cơ quan báo chí đã thông tin phản ánh về việc hộ cá nhân đang tự ý đưa máy lên đào ao, xây nhà trên đất lâm nghiệp tại thôn Trại Tiểu, xã Mỹ Lộc (huyện Can Lộc) dù đang trong quá trình chuyển đổi, xin giấy phép.
Theo tìm hiểu, phía chủ rừng đang làm thủ tục xin đầu tư xây dựng phát triển du lịch theo đồ án quy hoạch khu du lịch sinh thái Cửa Thờ Trại Tiểu nhưng chưa được các cấp thẩm quyền chấp thuận. Việc xây dựng nhà, san đất đào ao trên đất lâm nghiệp đã bị lực lượng Kiểm lâm lập biên bản đình chỉ hai lần, tuy nhiên chủ rừng vẫn tiếp tục cho thi công.
Vi phạm xây biệt trên đất nông nghiệp chỉ phê bình và rút kinh nghiệm
Sau khi báo chí phản ánh, bất chấp lệnh cấm Cty Nam Sơn vẫn tiếp tục xây dựng nhà trên đất nông nghiệp, UBND tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3 ra công văn yêu cầu Cty này phải dừng các hoạt động xây dựng.Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk phê bình nghiêm khắc chủ đầu tư, đồng thời yêu cầu dừng toàn bộ các hoạt động xây dựng bên trong dự án nhà ở thương mại tại tổ dân phố 7, phường Tân Lợi để hoàn tất hồ sơ liên quan; nếu tái diễn sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Qua đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND TP Buôn Ma Thuột nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với việc theo dõi, giám sát của dự án; Sở TNMT thực hiện hoàn thành các thủ tục cho thuê đất để xác định giá đất, thu tiền sử dụng đất. Các thủ tục phải hoàn thành trước ngày 10/5/2020.
Trả lời báo chí, sắp tới đây Cty Nam Sơn vẫn tiếp tục xây dựng bất chấp lệnh cấm thì xử lý như thế nào? Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Sáng nay (ngày 22/4 - PV) tôi đã ký văn bản, trong đó có nội dung mới, một là phê bình nghiêm khắc ông chủ đầu tư. Thứ hai, đề nghị thành phố (UBND TP Buôn Ma Thuột - PV) nghiêm túc rút kinh nghiệm về công tác quản lý xây dựng trên địa bàn. Nếu tiếp tục để xảy ra, khả năng kỷ luật là có”.
Được biết, năm 2018, UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý chủ trương cho Cty Nam Sơn thực hiện Dự án nhà ở thương mại tại tổ dân phố 7, phường Tân Lợi trên diện tích 8,6 ha còn nguyên thổ đất nông nghiệp.
Theo quy định, với dự án nói trên, chủ đầu tư cần phải lập quy hoạch chi tiết 1/500, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó hoàn thành nghĩa vụ thuế để chuyển đổi mục đích sử dụng đất mới được triển khai xây dựng. Thế nhưng, Cty Nam Sơn chưa được giao đất đã huy động máy móc rầm rộ cày xới, xây dựng nhà ở (dạng biệt thự) bên trong dự án.
Ngày 12/9/2019 và ngày 8/4/2020 UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn yêu cầu Cty Nam Sơn ngừng thi công nhưng đơn vị này không chấp hành. Thậm chí, khi cả nước đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, công nhân với số lượng rất lớn thi công rầm rộ bên trong dự án (ngày 9/4).
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.