Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, nguy cơ về ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn, nước thải sinh hoạt và sản xuất. Nhằm dứt điểm tình trạng này hai tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục.
Ô nhiễm làng nghề sản xuất giấy
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Cụm Công nghiệp Phú Lâm, (huyện Tiên Du) và Cụm Công nghiệp, cơ sở sản xuất giấy ở phường Phong Khê (thành phố Bắc Ninh) đã diễn ra trong nhiều năm, có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất được đổ ven đê sông Ngũ Huyện Khê, các khu vực đất trống (khối lượng tồn đọng khoảng trên 30.000 tấn); khí thải của hơn 320 lò hơi không được xử lý triệt để gây ô nhiễm không khí; các cơ sở sản xuất xả nước thải (khoảng trên 20.000 m3/ngày đêm) không qua xử lý ra các kênh, cống rãnh, ao hồ, đồng ruộng xung quanh sau đó chảy ra sông Ngũ Huyện Khê và chảy vào Sông Cầu gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh.
Tại phường Phong Khê hiện có tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh khoảng 39,05 ha. Trong đó CCN Phong Khê I có diện tích khoảng 9,23 ha; CCN Phong Khê II có diện tích khoảng 16,17 ha; trong khu dân cư có diện tích khoảng 13,65 ha.
Toàn phường có 326 cơ sở sản xuất, kinh doanh giấy đang hoạt động (73 cơ sở hoạt động tại CCN Phong Khê I; 59 cơ sở hoạt động tại CCN Phong Khê II; 194 cơ sở nằm trong khu dân cư Dương Ô, Đào Xá, Châm Khê) và khoảng gần 1.000 cơ sở kinh doanh phụ trợ cho ngành tái chế giấy phế liệu.
Cụm Công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du có diện tích đất khoảng 24,6 ha (diện tích CCN cũ khoảng 19,5 ha và diện tích mở rộng khoảng 5,1 ha). Hiện nay có 32 cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động (26 cơ sở sản xuất giấy, 3 cơ sở bán hơi, 3 cơ sở tái chế nhựa); có 20 cơ sở đã được phê duyệt hồ sơ môi trường và 4 cơ sở được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; có 21 cơ sở vi phạm pháp luật về đất đai (13 cơ sở sản xuất trong CCN lấn chiếm đất hành lang để Ngũ Huyện Khê, đất cây xanh, đất mặt nước chuyên dùng và 8 cơ sở lấn chiếm đất nông nghiệp, không thuộc quy hoạch của CCN Phú Lâm).
Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế
Đối với vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất giấy ở Phong Khê, Phú Lâm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành chức năng xử lý quyết liệt, đồng bộ các vi phạm, sai phạm theo lộ trình và phù hợp với thực tiễn nhằm vừa bảo đảm ổn định sản xuất của người dân, doanh nghiệp, vừa giữ vững tình hình an ninh nông thôn.
Trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tại làng nghề, đồng chí Đào Quang Khải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo nhất quán của tỉnh Bắc Ninh: “Không chấp nhận việc đánh đổi môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân lấy kinh tế”.
Tại Cụm Công nghiệp Phú Lâm: tiến hành kiểm tra 28 cơ sở sản xuất, trong đó: 18 cơ sở đã bị xử phạt vi phạm hành chính về môi trường. Tổng số tiền phạt là: 4.963.800.000 đồng; áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ đối với 14 cơ sở sản xuất, đến nay có 05 cơ sở được tháo niêm phong và vận hành thử nghiệm. Tại Phường Phong Khê: Kiểm tra 326 cơ sở, trong đó đã xử lý vi phạm hành chính đối với 55 cơ sở. Tổng số tiền xử phạt đến nay là 13.497.500.000 đồng (Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 38 Quyết định xử phạt với tổng số tiền là: 12.282.500.000 đồng, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành 10 Quyết định xử phạt với tổng số tiền là: 850.000.000 đồng, Công an tỉnh ban hành 07 Quyết định xử phạt với tổng số tiền là: 365.000.000 đồng), áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ đối với 45 cơ sở sản xuất. Đây là con số xử phạt cao kỷ lục trong lĩnh vực môi trường từ trước đến nay lần đầu tiên tỉnh Bắc Ninh ra quyết định.
Đối chiếu với hệ thống Luật: Đất đai, Môi trường, Phòng cháy chữa cháy, Xây dựng…các vi phạm ở Phong Khê và Phú Lâm đều ở mức đình chỉ thi công, buộc tháo dỡ, hoàn trả nguyên trạng mặt bằng. Thông qua công tác tuyên truyền từ các Đoàn công tác của tỉnh, thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du, cơ bản các Doanh nghiệp chủ động có biện pháp khắc phục, cam kết không tái phạm.
Trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ và đồng hành cùng các doanh nghiệp, trong nhiều buổi làm việc tại UBND tỉnh cũng như trực tiếp tại làng nghề, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đào Quang Khải nhắc đi nhắc lại yêu cầu các doanh nghiệp phải cam kết mạnh mẽ, rõ ràng và phải “Làm thật” việc xử lý nước thải, rác thải, khói bụi gây ô nhiễm, tuyệt đối không được làm mang tính đối phó, UBND tỉnh Bắc Ninh kiên quyết xử lý ở mức độ cao nhất đối với những doanh nghiệp cố tình vi phạm, không có vùng cấm, ngoại lệ. Yêu cầu các cơ sở vi phạm nhanh chóng tháo dỡ công trình lấn chiếm hành lang đê điều, đường giao thông, đường sắt.
Trên thực tế, sau gần 4 tháng tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Cụm Công nghiệp Phú Lâm và phường Phong Khê có chuyển biến tích cực. Các Doanh nghiệp có ý thức thực hiện công tác bảo vệ môi trường và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải, khu lưu giữ chất thải rắn; Đường làng, ngõ xóm được dọn dẹp, cống rãnh được khơi thông. Toàn bộ đường ống khai thác nước mặt sông Ngũ Huyện Khế không phép và các đường ống xả thải ra sông được tháo dỡ. Số lượng lò hơi giảm xuống còn khoảng 70 lò và đang tiếp tục giảm do doanh nghiệp mua hơi thương phẩm phục vụ sản xuất. Rác thải được thu gom và xử lý hàng ngày. Môi trường không khí trong lành, chất lượng nước tại sông Ngũ Huyện Khê được cải thiện rất nhiều. Hiện nay, nước thải ra sông Ngũ Huyện Khê đạt loại B1 theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT, các sinh vật thủy sinh đã sinh sống và phát triển tốt.
Đến nay, các vi phạm về đổ phế thải, xả nước thải, khói bụi ra môi trường và sông Ngũ huyện khê được khắc phục triệt để, nguồn nước sông được cải thiện rõ rệt, không khí trong lành.
Nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, trả nợ vốn vay, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thiểu nguy cơ phá sản, đổ vỡ chuỗi cung ứng sản phẩm, (trên thực tế, thiệt hại kinh tế của Doanh nghiệp cũng là thiệt hại của tỉnh), UBND tỉnh cho phép các doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý môi trường trong Cụm công nghiệp mà không có hành vi lấn chiếm hành lang giao thông, công trình thủy lợi sẽ được vận hành thử nghiệm. Chỉ khi có thông báo đạt yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường và ký cam kết không tái phạm, vi phạm xả thải ra môi trường mới được vận hành chính thức. Đối với cơ sở sản xuất trong khu dân cư, xây dựng trái phép, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục địch giao UBND thành phố và huyện Tiên Du chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết trên tinh thần công bằng, công khai, minh bạch và không có ngoại lệ.
Đồng Nai vẫn đau đầu với ô nhiễm
Cung trong tình trạng tương tự như tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai là địa phương có gần 3,3 triệu dân, dự báo còn tăng nhanh bởi dân nhập cư, nhiều khu đô thị mới theo đó hình thành. Toàn tỉnh có 31 KCN đang hoạt động, trong tương lai còn thêm 7 KCN đưa vào hoạt động. Vì vậy, địa phương đang chịu áp lực khá lớn trong quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường ở tất cả các mặt như khí thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, bảo vệ tài nguyên khoáng sản…
Điển hình về khí thải, hệ thống quan trắc của tỉnh Đồng Nai vẫn cho thấy những nơi, những thời điểm hàm lượng bụi vượt quy chuẩn. Bằng mắt thường, người dân vẫn có thể nhìn thấy, ghi nhận tình trạng bụi bẩn, ô nhiễm nặng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở đô thị.
Bên cạnh áp lực của khí thải, tình trạng xử lý nước thải cho đô thị tại Đồng Nai đang là vấn đề cấp thiết. Trong đó, đặc biệt ở TP Biên Hòa, với dân số đông và ngày càng tăng, hệ thống hạ tầng nhiều nơi không theo kịp tốc độ tăng dân số thì hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt lại đang gần bằng… 0. Hiện trên địa bàn tỉnh chỉ có một công trình xử lý nước thải hoàn thành và đưa vào sử dụng, nằm tại TP Biên Hòa, tuy nhiên công trình này chưa có đường ống dẫn nguồn nước thải từ các hộ gia đình đến trạm mà phải tạm thời bơm nước suối nơi nước thải của dân xả xuống đem xử lý rồi trả lại môi trường.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện tổng lượng nước thải ở các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là khoảng 289.000 m3/ngày đêm, trong đó tại TP Biên Hòa là 116.000 m3/ngày đêm, TP Long Khánh là 15.500 m3/ngày đêm, còn lại là các đô thị khác. Tuy nhiên, hiện chỉ hơn 1% nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định, còn hơn 98% vẫn đang xả trực tiếp ra môi trường.
Trước thực tế này, UBND tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu các cơ quan liên quan phải nhanh chóng nghiên cứu giải pháp khắc phục. UBND tỉnh nêu rõ nếu chưa thực hiện được dự án lớn để xử lý ô nhiễm thì chia nhỏ dự án để đẩy nhanh thực hiện. Điển hình có thể chia nhỏ dự án xử lý nước thải thông qua việc đầu tư các trạm xử lý nước có quy mô phù hợp tại các khu vực, tuyến sông, suối trước khi xả ra sông.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.