Sáng ngày 5/10, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang cùng đơn vị đồng hành là Công ty Cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau tổ chức Hội nghị sơ kết vụ lúa Thu đông 2016 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2016-2017 tại Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, vụ lúa Thu đông 2016, toàn vùng ĐBSCL gieo sạ 826.443ha, giảm 16.697ha so với cùng kỳ, hiện các địa phương đã thu hoạch gần dứt điểm diện tích, ước năng suất đạt gần 5,6 tấn/ha, sản lượng gần 4,6 triệu tấn, tăng 130.000 tấn so với cùng kỳ. Nhìn chung trong vụ lúa qua, nông dân có sự chuyển biến về việc giảm lượng giống trong gieo sạ (dao động từ 100-150 kg/ha), tỷ lệ sử dụng giống xác nhận và tương đương chiếm gần 71%.
Với dự báo của Cơ quan Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ thì mùa khô năm nay, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn sẽ diễn ra gay gắt, do đó để tránh thiệt hại cho nông dân, Cục Trồng trọt đã đưa ra lịch thời vụ xuống giống lúa Đông xuân 2016-2017 sớm hơn cùng kỳ, bắt đầu từ ngày 10-10-2016 và kéo dài đến đầu tháng 1-2017. Dự kiến, toàn vùng sẽ xuống giống gần 1,6 triệu hecta, giảm 4.928ha; trong đó, diện tích xuống giống sớm trong tháng 10 này khoảng 420.000ha, riêng tỉnh Hậu Giang khoảng 30.000ha. Việc xuống giống sớm sẽ giúp nông dân tận dụng nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và không bị ảnh hưởng của hạn và xâm nhập mặn vào cuối vụ.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, qua hội nghị này, từ việc đưa ra dự báo về tình hình biến đổi khí hậu trong thời gian tới, cũng như việc chia sẻ những kinh nghiệm trong ứng phó với hạn, mặn từ các cục, viện thuộc Bộ Nông nghiệp, đề nghị các địa phương nghiên cứu và áp dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị.
Thứ trưởng cũng lưu ý các địa phương trong việc phân lịch thời vụ xuống giống lúa Đông xuân năm nay phải gắn với từng vùng cụ thể, khuyến cáo những vùng bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn cố gắng xuống giống dứt điểm trong tháng 10 này nhằm tránh thiệt hại. Ngoài ra, các địa phương phải xác định giống chủ lực để khuyến cáo người dân sử dụng, hạn chế gieo sạ giống đại trà; vận động nông dân nâng tỷ lệ sử dụng giống xác nhận để chống chọi với sâu bệnh; tìm giải pháp hạ giá thành, tăng năng suất.
Cũng trong hội nghị, phát biểu của các đại biểu có nhận định rằng xuất khẩu gạo năm 2016 khó đạt 5,4 triệu tấn. Kế hoạch của Chính phủ là xuất khẩu gạo chính ngạch năm 2016 đặt mục tiêu đạt 6,5 triệu tấn và đây cũng là mục tiêu được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thống nhất thông qua hồi đầu năm 2016. Sau khi VFA đánh giá lại diễn biến của thị trường, thì mục tiêu kế hoạch xuất khẩu cho năm 2016 đã được điều chỉnh giảm xuống gần 20%, chỉ còn 5,4 triệu tấn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu ở năm 2016 nhưng cơ bản nhất vẫn là do gạo Việt Nam không có thương hiệu, chất lượng thấp, giá thành cao nên chưa thể cạnh tranh được ở một số thị trường. Và theo đánh giá gần đây nhất của VFA, thì dự kiến cả năm 2016 sẽ không đạt được kế hoạch 5,4 triệu tấn cho dù đã hạ mục tiêu.
PV.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.