Nhiều địa phương thiệt hại nặng, thủy điện hỗ trợ nhỏ giọt
Mới đây, Tổng Công ty phát điện 1 (EVNGENCO 1), chủ đầu tư của Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ - tác nhân chính gây nên tình trạng ngập lụt kinh hoàng tại các huyện miền núi Nghệ An đã chịu chi 3 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại vì thủy điện xả lũ.
Tuy nhiên, số tiền quá nhỏ so với mức độ thiệt hại mà nhiều địa phương và người dân đã phải gánh chịu bấy lâu nay.
Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và đợt xả lũ ngay sau đó, nhiều bản làng hạ lưu thủy điện Bản Vẽ đã bị nhấn chìm trong biển nước. Tại huyện Tương Dương, hàng trăm hộ dân phút chốc lâm vào tình cảnh khốn cùng, chưa kể hàng loạt công trình, hạng mục cùng nhiều diện tích hoa màu... cũng bị hư hỏng nặng. Thống kê sơ bộ, tổng thiệt hại hơn 101 tỷ đồng, riêng đợt xả lũ làm mất trắng trên dưới 40 tỷ.
Tính đến hiện tại, tuy đợt xả lũ đã qua gần 2 tháng nhưng đời sống của hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Yên Na, Lượng Minh (huyện Tương Dương) vẫn đối diện với vô vàn khó khăn. Trong khi đó, chính quyền các cấp đang thực sự bối rối xoay quanh công tác xử lý (bố trí tái định cư, không có diện tích đất phù hợp, thiếu kinh phí) vì diễn biến tình hình vượt quá khả năng cho phép.
Không chỉ riêng huyện Tương Dương, nhiều địa phương tại huyện Con Cuông cũng bị thiệt hại hết sức nặng nề. Được biết đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 28/8/2018 khiến cho lượng nước chảy về các hồ chứa thủy điện ở khu vực thượng nguồn sông Cả tăng cao bất thường. Khi thực hiện quy trình vận hành liên hồ, Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ và Thủy điện Khe Bố đã triển khai xả lũ với lưu lượng từ 3.000 - 3.500 m3/s, có lúc đỉnh điểm trên 4.000 m3/s.
Nhiều địa phương bị thiệt hại nặng nề vì thủy điện xả lũ. Ảnh Tuệ Minh
Lượng nước xả về hạ lưu quá lớn nhanh chóng gây nên tình trạng ngập lụt trên diện rộng, nhiều nhà dân bị nhấn chìm, hàng loạt công trình hạ tầng thiết yếu bị phá hủy, đời sống của nhân dân bị đảo lộn tứ tung. Vấn đề nan giải nhất lúc này là tình trạng mất đất nông nghiệp cũng như sạt lở nghiêm trọng tại 2 bên bờ sông Lam, hàng chục ha diện tích đất đai màu mỡ trải dài ngút mắt, phẳng lì trước kia nay bị cày xới thảm hại do tác động của tầng tầng lớp lớp đất đá, bùn lầy từ thượng nguồn thi nhau đổ xuống.
Không đành lòng trước cảnh bờ xôi ruộng mật bị tàn phá tan hoang, nhiều hộ bấm bụng tìm cách khắc phục nhưng rồi đành lực bất tòng tâm.
Qua đánh giá sơ bộ, tổng thiệt hại toàn huyện Con Cuông do quá trình xả lũ của 3 nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố và Nậm Mô không dưới con số 15 tỷ đồng. Dù rằng UBND tỉnh Nghệ An đã tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, tích cực đấu mối cùng các đơn vị liên quan nhằm đi đến phương án sau cùng. Thế nhưng kết quả chẳng đâu vào đâu.
Đề cập đến vấn đề này, ông Vi Văn Sơn – Chủ tịch UBND huyện Con Cuông thẳng thắn cho biết: Sau khi nhiều địa phương của huyện Con Cuông bị thiệt hại nặng nề vì thủy điện xả lũ, bà con trên địa bàn cũng mới nhận được 100 triệu đồng tiền thăm hỏi của nhà máy thủy điện. Còn tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng nặng nề do thủy điện xả lũ đến nay vẫn chỉ là con số 0.
Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, hiên tai, lũ lụt ập đến là điều bất không một tổ chức, cá nhân nào mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành xả lũ bất hợp lý của các nhà máy thủy điện trên lưu vực thượng nguồn sông Cả vừa qua chính là tác nhân chính khiến khiến thiệt hại lên gấp bội. Thiết nghĩ, các đơn vị này phải có trách nhiệm đền bù thỏa đáng cho chính quyền, cho nhân dân chứ không phải chỉ tiến hành hỗ trợ với mục đích nhằm “trấn an” dư luận cho có.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.