Việc tiếp tục gia hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng hay cần xây dựng một cơ chế, chính sách chuyển tiếp, giải pháp khi thời hạn kết thúc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng đang đến gần đang là vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua.
>> Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
Tại Hội thảo “Hậu gói 30.000 tỷ đồng và dòng tiền cho bất động sản” do Tạp chí đầu tư bất động sản CafeLand tổ chức, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã đánh giá cao tích cực mà gói 30.000 tỷ đồng đem lại. Tuy nhiên, trong bức tranh sáng màu ấy, nhiều điểm chưa được của gói tín dụng này cũng được chỉ rõ.
Nhiều ngân hàng mập mờ trong việc cung cấp thông tin
Theo quan điểm của Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng ra đời tập trung vào tài trợ vốn cho người có thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi, nhưng có nhiều ý kiến trái chiều trong vấn đề này. Theo ông Hiếu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra quy định về lãi suất đã rõ ràng, khởi đầu là 5% cho năm đầu và năm tiếp theo là lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng và không quá 6%/năm và được hưởng lãi suất như thế cho đến thời điểm 2031. Có nhiều ngân hàng đã rõ ràng và minh bạch giải thích cho khách hàng như vậy, tuy nhiên có những ngân hàng chưa giải thích rõ ràng khiến khách hàng thiếu các thông tin cần thiết. Vì thế, khi thời điểm ngày 1/6 tới gần các khách hàng hoang mang khi giải ngân sau thời gian này sẽ chịu mức lãi suất khoảng 9% năm, gấp đôi so với mức lãi suất khách hàng đang được hưởng.
Toàn cảnh buổi tọa đàm
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Công ty Luật ATIM cho rằng: “ Ngay cả bản thân tôi là luật sư nhưng khi tìm hiểu về gói 30.000 tỷ đồng cũng phải nghiên cứu rất kỹ các văn bản luật, phải quay về các văn bản gốc. Nhất là Thông tư 02/2013 của NHNN. Bên cạnh đó, các văn bản ban hành của NHNN có cụm từ “tái cấp vốn” khiến một số người chưa thực sự hiểu về nguồn tiền NHNN cấp cho các Ngân hàng thương mại để cho vay ưu đãi”. Cũng theo ông Hiền dưới góc độ một khách hàng đi vay tiền nếu không được tư vấn kỹ, không thể hiểu được ngôn ngữ hợp đồng nên dẫn đến hiểu không rõ là điều khó tránh khỏi.
Bên cạnh việc mập mờ trong cung cấp thông tin, thủ tục hành chính rườm rà cũng là một trong những nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng không được như kỳ vọng.
Cần thêm thời gian cho gói 30.000 tỷ
Đánh giá mặt tích cực của gói tín dụng này, ông Nguyễn Thanh Hiền, Giám đốc Công ty Luật ATIM cho rằng, việc Nghị quyết 02 ra đời có tác dụng tích cực với mục tiêu nhằm tháo gỡ thị trường bất động sản tại thời điểm đó, gói giải ngân này chủ yếu dành cho đối tượng là hộ gia đình và cá nhân, thu nhập thấp. Ngoài ra Nghị quyết 02 đề cập đến nội dung ngân hàng chỉ đạo lãi suất thấp, còn đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư là lãi suất hợp lý.
Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng: “Mục tiêu của gói 30.000 tỷ đồng là hỗ trợ thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu và hỗ trợ người thu nhập thấp có nhà ở. Cá nhân tôi không nghĩ là gói 30.000 tỷ đồng đã hỗ trợ được thị trường bất động sản giải quyết được nợ xấu. Tổng tín dụng cho thị trường bất động sản lên khoảng 300.000 tỷ đồng, gói 30.000 tỷ chỉ chiếm khoảng 10%. Gói 30.000 tỷ được thiết kế hợp lý và đạt được như chúng ta kỳ vọng. Nếu có đạt được điều gì đó thì gói tín dụng này mang lại mục tiêu an an sinh xã hội hơn là hỗ trợ thị trường bất động sản”.
Gói 30.000 tỷ đồng đã có nhiều tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh phân tích: “Khi thị trường bất động sản đã phục hồi do đó chúng ta không việc gì phải hỗ trợ doanh nghiệp nữa, Thay vào đó cần quan tâm đến khách hàng. Phải nhìn nhận rằng gói 30.000 tỷ đồng không hỗ trợ cho người giàu. Quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho số đông trong xã hội. Cần phải truyền thông về quan điểm hiện nay, nếu là người nghèo đừng chỉ cứ nghĩ đến việc phải tìm cách sở hữu nhà mà thay vào đó có thể chọn các giải pháp thuê nhà. Hiện nay đã những căn hộ cho thuê 15-49 năm rất đa dạng, từ thực tiễn đó Hiệp hội bất động sản TP.Hồ Chí Minh đã trình vào nội dung Luật sở hữu nhà. Nói chung việc triển khai gói 30.000 tỷ đồng đã đáp ứng được ba mục tiêu chung cũng là vấn đề Hiệp hội đang rất quan tậm là “tập trung vào nhà ở xã hội, nhà tái định cư và những chung cư đang xuống cấp, hư hỏng. Trên cơ sở đó hình thành cơ chế chính sách sao cho khả thi để góp phần giải quyết các vấn đề trên tại TP. Hồ Chí Minh”.
Cũng liên quan đến việc gia hạn thêm thời gian cho gói 30.000 tỷ đồng, mới đây nhất, NHNN đã có công văn báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp đến 1/6/2016 mà chưa giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng, NHNN sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để các đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở; xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình được tiếp tục giải ngân với lãi suất ưu đãi đến hết 30.000 tỷ đồng của toàn bộ chương trình.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.