Trong những năm qua, vấn đề chậm thi hành án dân sự xuất hiện nhiều trong đơn thư khiếu nại của đương sự và các kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát. Thực tế việc chậm thi hành án đã diễn ra do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Dưới góc nhìn pháp luật, một văn phòng luật sư tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng Luật thi hành án dân sự năm 2008 được bổ sung, sửa đổi năm 2014 có quy định cụ thể, chi tiết về thời gian để Chấp hành viên thực hiện các thao tác nghiệp vụ nhằm tổ chức thi hành một vụ việc cụ thể. Ví dụ: Cơ quan thi hành án phải ban hành quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày khi nhận được đơn yêu cầu thi hành án; trong hạn 10 ngày Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của đương sự khi có đơn yêu cầu hoặc loại vụ việc thu cho ngân sách; hết thời hạn tự nguyện thi hành án (15 ngày) Chấp hành viên phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế; trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế có quy định thời hạn cụ thể để Chấp hành viên ký kết các hợp đồng thẩm định giá, bán đấu giá, giảm giá tài sản do đấu giá không thành…Nhìn chung pháp luật thi hành án dân sự quy định cụ thể, chi tiết về thời gian để Chấp hành viên tổ chức thi hành xong một vụ việc thi hành án.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thi hành án có nhiều trường hợp Chấp hành viên chưa thực hiện đúng thời gian quy định của luật, chậm thực hiện các thao tác nghiệp vụ mà luật đã quy định.
Minh chứng vụ việc tranh chấp chia tài sản chung tại quận 4 đã được Tòa án Nhân dân (TAND) TP HCM tuyên Bà Võ Thị Hưng (người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng là ông Nguyễn Thế Phong) thắng kiện; Tòa cũng nhiều lần yêu cầu Chi cục Thi hành án Dân sự (THADS) Quận 4 thi hành bản án theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đã gần 2 năm trôi qua từ khi có Quyết định số 101/2019/DS-PT ngày 29/01/2019 của TAND TP. Hồ Chí Minh và Quyết định Giám đốc thẩm Số 34/2020/DS-GĐT của Toàn án Nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, Chi cục THADS Quận 4 vẫn chậm trễ trong việc thi hành bản án.
Cụ thể, ngày 08/7/2013, nguyên đơn là bà Võ Thị Hưng đã khởi kiện về yêu cầu tranh chấp chia tài sản chung do ông Lưu Văn Thành chết để lại là căn nhà số 139 và 147 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4 được tạo lập vào năm 1969 và 1972. Năm 1975 căn nhà số 139 Bến Vân Đồn bị trưng thu theo diện cải tạo tư sản thương nghiệp. Sau đó, bà Hưng làm thủ tục xin lại căn nhà trên và được giải quyết trả lại vào ngày 23/5/2012 và được cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu căn nhà vào cùng năm 2012. Quá trình sử dụng nhà, bà Hưng đã sửa chữa căn nhà số 147 Bến Vân Đồn và hợp thức hóa 02 căn nhà trên là 380 triệu đồng.
Nhận định của TAND tại Bản án Số 101/2019/DS-PT thì: “Ông Lưu Văn Thành chết năm 1975, không lập di chúc, như vậy, đối với phần di sản của ông Thành được giải quyết thừa kế theo pháp luật. Cụ thể, trước khi chung sống với bà Hưng thì ông Thành chung sống với bà Võ Thị Chiêm có người con chung là ông Lưu Hồng Đức (chết năm 2005). Ông Thành không làm thủ tục ly hôn với bà Chiêm, đến năm 1975, ông thành không lập di chúc. Căn cứ vào Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về thời điểm chấm dứt hôn nhân: “Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết…”.
Dựa trên Chứng thư Thẩm định giá tài sản Số 2541118/CT-TV ngày 26/11/2018 của Công ty CP Định giá và Đầu tư Kinh doanh BĐS Thịnh Vượng (do phía bà Nga yêu cầu) giá trị nhà và đất tại địa chỉ số 139 Bến Vân Đồn là 16,3 tỷ đồng; Tại 147 Bến Vân Đồn là 18,7 tỷ đồng, tổng giá trị hai tài sản là 35 tỷ đồng; Giá trị tài sản còn lại sau khi trừ số tiền mà bà Hưng đã bỏ ra sửa chữa, còn lại 34,65 tỷ đồng. Như vậy, bà Võ Thị Hưng nhận ½ trị giá tài sản là 17,32 tỷ đồng; Di sản thừa kế của ông Thành là ½ giá trị tài sản 17,32 tỷ đồng chia làm 03 phần cho 03 người là bà Hưng, bà Chiêm và ông Đức mỗi người nhận 5,77 tỷ đồng.
Sự việc không có gì đáng nói nếu như sau khi có quyết định toà án cơ quan thi hành án tiến hành thi hành bản án đã tuyên. Trái ngược, đã 2 năm trôi qua cơ quan Thi hành án quận 4 không tiến hành giải quyết dứt điểm vụ việc.
Thời gian chậm trễ trong hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự có trường hợp vài ngày nhưng cũng có vụ việc thời gian chậm trể kéo dài hàng năm trời. Hậu quả của nó không phải ai cũng thấy được và cũng khó tính toán cụ thể về mặt vật chất, tuy nhiên có thể khẳng định hậu quả của việc chậm thi hành án là có những mặt tiêu cực, thể hiện: do kéo dài thời gian thi hành án số tiền phải thi hành nhiều hơn quyết định thi hành án ban đầu (lãi, tiền chậm thi hành án vẫn tính trong quá trình thi hành án); đương sự người phải thi hành án, người được thi hành án phải đi lại nhiều lần, tốn kém và đặc biệt là đương sự nghi ngờ giảm sút lòng tin vào cơ quan thi hành án…
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.