Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 7 năm 2014 | 2:7

Phải có 50 tỷ vốn mới được kinh doanh bất động sản

KTNT - Bộ trưởng Xây dựng thừa nhận, qui định này vẫn còn cảm tính nhưng nếu không thực hiện thì không thể chuyên nghiệp hóa kinh doanh bất động sản.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây cho ý kiến về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Theo đó,  đa số ý kiến tán thành với quy định vốn pháp định trong dự án Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị không nên quy định mức vốn pháp định trong dự án Luật mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với từng thời kỳ; có ý kiến cho rằng mức vốn pháp định 50 tỷ là quá cao, rất khó thực hiện; đề nghị quy định mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng trở lên.
Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Ủy ban này cho rằng, kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh đòi hỏi chủ đầu tư phải có năng lực tài chính, khả năng quản lý, tạo lập phát triển thị trường lành mạnh, bền vững, do đó cần phải quy định mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh này. Ủy ban Kinh tế đề nghị quy định vốn pháp định tối thiểu là 50 tỷ đồng như dự thảo Luật, tuy nhiên, cần phải khảo sát, đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và thị trường thực tế hiện nay khi áp dụng quy định này.
Giải thích rõ hơn về các qui định này, bản thân Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng thừa nhận: “Vốn pháp định, tại sao lại qui định là 50 tỷ? Đây thực sự là câu hỏi rất khó. Đơn vị soạn thảo chỉ với mong muốn, kinh doanh bất động sản đã qua thời kỳ “người người, nhà nhà làm bất động sản” dẫn đến tình trạng những dự án bỏ hoang hoặc xin được dự án rồi nhưng không thực hiện được, thiệt hại đến người tiêu dùng. Ở đây qui định nhưng đúng là còn cảm tính. Chúng tôi sẽ xem xét cụ thể. Nếu chưa thể được thì giao chính phủ qui định cho phù hợp”.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng bày tỏ băn khoăn: “Nếu chúng ta làm kỹ qui định này thì rất có thể, có những người rất tâm huyết, chỉ mong lãi ít như làm nhà ở cho công nhân, là tổ hợp HTX hoặc một DN gia đình, nếu qui định như thế này thì họ không làm được. Nhưng nếu không qui định thì không thể chuyên nghiệp hóa bộ phận kinh doanh bất động sản”.
Cùng thảo luận về dự thảo luật này, đa số ý kiến đại biểu tán thành với quy định mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài như dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng quy định tại điểm d khoản 2 và điểm c khoản 3 của Điều 7 cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được “Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất trong các dự án bất động sản của các chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án cho phép” là không phù hợp với Luật Đất đai.
Cơ quan soạn thảo cho rằng quy định này là rất cần thiết vì nó phù hợp với thực tế, sẽ tháo gỡ được rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, cho các dự án, cho thị trường bất động sản. Việc chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê lại đất thuộc các dự án kinh doanh bất động sản do các bên tự thỏa thuận theo hợp đồng. Tuy nhiên, để không mâu thuẫn với Luật Đất đai, cơ quan soạn thảo xin tiếp thu ý kiến đại biểu theo hướng việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê lại đất trong các dự án đầu tư bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thông qua thủ tục thu hồi đất dự án của nhà đầu tư trong nước cần chuyển nhượng, cho thuê và thực hiện giao, cho thuê đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Có ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh bất động sản tại khu vực biên giới, hải đảo... cân nhắc vấn đề an ninh, chính trị, tránh tạo thành đặc khu của người nước ngoài.
Về vấn đề này, theo Cơ quan soạn thảo, nội dung này đã có trong nội dung của dự thảo Luật cụ thể là tổ chức, cá nhân chỉ được phép kinh doanh bất động sản ngoài các khu vực bảo vệ an ninh, quốc phòng và dự thảo Luật đã giao cho Ủy ban nhân dân các địa phương công bố các khu vực không được phép kinh doanh bất động sản trên địa bàn cho phù hợp với thực tế về yêu cầu bảo đảm an ninh quốc phòng./.
Theo VOV.VN

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top