Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 5 tháng 5 năm 2019 | 16:17

Phải gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống cố đô Huế

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam mong muốn Thừa Thiên - Huế sẽ là nơi lưu giữ và bảo tồn tốt nhất văn hóa và nghi lễ truyền thống Việt Nam, là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc.

Nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2019 - Phật lịch 2563, ngày 5/5, ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã đi thăm, chúc mừng Hòa thượng Thích Đức Thanh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, tại chùa Báo Quốc, phường Phường Đúc, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

 

Thừa Thiên - Huế là tỉnh có bề dày văn hóa lâu đời, với quần thể di sản văn hóa thế giới và là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất của nước ta. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Phật giáo Thừa Thiên - Huế vẫn còn giữ được những đặc trưng văn hóa Thiền môn, những thành tựu và các giá trị sống. Trên địa bàn tỉnh hiện có 618 cơ sở thờ tự, trong đó có 305 tự viện có tăng ni thường trú (3 ngôi quốc tự, 180 chùa tăng, 125 chùa ni), 313 đơn vị niệm Phật đường, có 6 chùa được công nhận di tích cấp quốc gia, số lượng chư tăng gồm 643 vị và 524 vị ni. Ban Trị sự đã tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trú trì cho 188 tăng ni, bổ nhiệm 34 vị về các cơ sở để thừa hành phật sự.

Tỉnh cũng có 226 đơn vị gia đình phật tử, trong đó có 1.933 huynh trưởng, 18.093 đoàn sinh tham gia sinh hoạt. Phân Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử tổ chức các lớp tu học bậc Kiên - Trì - Định - Lực… và các hoạt động hội trại, hiến máu nhân đạo, từ thiện xã hội, văn nghệ cho các phật tử.

 

Bên cạnh đó, Phật giáo Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia vào chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện tại cộng đồng, khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo, tiếp sức mùa thi, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,… với số tiền lên tới trên 100 tỷ đồng. Những kết quả này được cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao.

Tới thăm và chúc mừng Hòa thượng Thích Đức Thanh nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2019 - Phật lịch 2563, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn gửi tới Hòa thượng cùng các vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo tỉnh, các thượng tọa, đại đức, ni trưởng, ni sư và đồng bào Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế lời chúc mừng tốt đẹp nhất và đón mừng một mùa Phật đản an vui, hạnh phúc, tiếp tục gắn bó, đồng hành trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông báo với Hòa thượng về một số thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thời gian qua và những kết quả nổi bật của MTTQ Việt Nam trong công tác tôn giáo, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, MTTQ các cấp đã tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện chủ chương, chính sách về công tác tôn giáo; tích cực góp ý vào việc xây dựng Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng… Từ đó góp phần đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; khuyến khích các tôn giáo tham gia ngày càng có hiệu quả trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và tăng cường đoàn kết các tôn giáo ở nước ta hiện nay.

 

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đánh giá cao những kết quả đạt được của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, đặc biệt là việc 2 lần Giáo hội đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc năm 2008 và năm 2014. Năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức lần thứ 3 từ ngày 12 - 14/4/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Cùng với đó là thành công của Đại hội Phật giáo lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017 - 2022, với sự thống nhất về tổ chức và lãnh đạo của Giáo hội đã củng cố hoạt động của Giáo hội Phật giáo các cấp ngày càng vững mạnh, từ đó khẳng định rõ hơn vai trò là thành viên quan trọng của MTTQ Việt Nam trong việc vận động tăng ni, phật tử hưởng ứng và tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do UBTƯ MTTQ Việt Nam phát động, các hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội, tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với nhiều mô hình, cách làm sáng tạo đi vào lòng người.

 
 

Trân trọng những đóng góp tích cực của Giáo hội trong suốt thời gian qua, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn mong muốn, với uy tín của mình, Hòa thượng Thích Đức Thanh tiếp tục vận động các tăng, ni, phật tử tỉnh Thừa Thiên - Huế có nhiều đóng góp tích cực, xứng đáng hơn nữa để xây dựng quê hương, đất nước ngày một to đẹp hơn, đàng hoàng hơn, thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, các cấp, các ngành trên toàn tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa tới đồng bào các tôn giáo trên toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con yên tâm sản xuất, kinh doanh và quan tâm chăm lo, trùng tu các cơ sở thờ tự để Thừa Thiên - Huế là nơi lưu giữ và bảo tồn tốt nhất văn hóa và nghi lễ truyền thống Việt Nam, là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc.

Xúc động trước sự quan tâm của Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Hòa thượng Thích Đức Thanh khẳng định, với vai trò và uy tín của mình, Hòa thượng sẽ cùng với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế vận động bà con tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận phát động; động viên bà con nỗ lực hết mình trong sản xuất, kinh doanh và cùng chung tay quan tâm tới hộ nghèo thông qua các hoạt động từ thiện, các chương trình an sinh xã hội để mỗi hộ nghèo đều quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, hưởng ứng Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018-2020, Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ vận động các đại đức, ni trưởng, ni sư và đồng bào Phật giáo tích cực phản ánh các hiện tượng tham nhũng, lãng phí tại nơi mình sinh sống nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. 

 
 

Trước đó, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đi thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho 3 hộ gia đình nghèo, khó khăn tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

 

Hương Diệp
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top