Kể từ khi kết thúc giải ngân gói tín dụng hỗ trợ người thu nhập thấp (gói vay 30.000 tỷ đồng), nhu cầu vay vốn để mua nhà ở vẫn khá cao. Năm 2015, Chính phủ ban hành Nghị định 100 về phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên, người dân vẫn chưa thể tiếp cận vì thiếu vốn.
Đến năm 2020 phấn đấu thực hiện xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu mét vuông nhà ở xã hội tại khu vực đô thị.
Chủ trương đúng
Mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đã được đặt ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Cụ thể, đến năm 2020, phấn đấu thực hiện xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu mét vuông nhà ở xã hội tại khu đô thị; đáp ứng cho khoảng 80% học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và khoảng 70% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu giải quyết chỗ ở; hỗ trợ cho khoảng 500.000 hộ gia đình (theo chuẩn hộ nghèo mới) tại khu vực nông thôn cải thiện nhà ở.
Đến nay, cả nước đã hoàn thành hỗ trợ nhà cho 110.000 hộ. Cụ thể, chương trình hỗ trợ hộ nghèo khu vực nông thôn về nhà ở giai đoạn 1 Chính phủ đã hỗ trợ cho 530.294 hộ, giai đoạn 2 với kế hoạch là 311.215 hộ. Chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, hiện đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 84 dự án, quy mô khoảng 33.400 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 135 dự án, quy mô khoảng 81.000 căn hộ. Chương trình nhát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp đến nay đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 100 dự án, với quy mô khoảng 41.000 căn. Hiện, đang tiếp tục triển khai 72 dự án với quy mô khoảng 88.000 căn…
Riêng đối với chương trình nhà ở ưu đãi cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, các cơ chế, chính sách ưu đãi đã được quy định cụ thể trong Luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015.
Khó khăn về vốn
Ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), khẳng định, trong quá trình phát triển nhà ở xã hội, khi gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc thì khó khăn đầu tiên gặp phải là nguồn vốn.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đào Anh Tuấn, Giám đốc Ban Tín dụng học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác (Ngân hàng Chính sách Xã hội), cho biết, ngân hàng đã quản lý và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng theo Nghị định 100/2005/NĐ-CP. Nguồn vốn của trong giai đoạn 2016 - 2020 được Chính phủ cấp theo Nghị định 100 là 1.062 tỷ đồng, tuy nhiên do chưa nhận được tiền nên ngân hàng chưa thể tiến hành cho vay.
Ông Tuấn cho biết thêm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo vận động các dòng vốn đầu tư từ các nguồn khác và Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã vận động các địa phương để có thêm nguồn vốn ủy thác nhằm phát triển khu vực nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng, có nhiều vấn đề liên quan đến nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ, trong đó có nguồn vốn, chính sách cho vay... Tuy nhiên, nhà ở xã hội chỉ tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nếu giải quyết được ở 2 thành phố này sẽ giải quyết rất tốt các vấn đề ở các vùng khác của cả nước.
Theo ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Nam Long, chỉ cần thực hiện tốt những chính sách chúng ta đã công bố thì sẽ rất hấp dẫn thị trường. Tuy nhiên, đang có 2 cách hiểu và thực hiện các dự án nhà ở xã hội. Tại Hà Nội, thường hiểu là muốn phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội thì Nhà nước phải lo được đất sạch và phải đấu nối hạ tầng. Trong khi đó, ở TP. Hồ Chí Minh, doanh nghiệp tự giải phóng mặt bằng...
Cũng theo ông Quang, gần 10 năm gần đây, các hành lang pháp lý cần thiết cho việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn. Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/NĐ-CP/2015 về việc quản lý và phát triển nhà ở xã hội, tạo nhiều động lực và có những thành quả bước đầu hết sức đáng khích lệ, để đáp ứng nhu cầu nhà ở của xã hội, nhất là các đối tượng có thu nhập thấp.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp, song Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải tiếp tục thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân trong thời gian tới, nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Hoàng Văn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.