Do đó, theo ông Đỗ Pháp cần phải khẩn trương sửa đổi lại chính sách pháp lý cho đồng bộ, giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch./.
Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, đẩy nhanh hạ tầng là điều kiện để phát triển bất động sản miền Trung.
Đẩy nhanh hạ tầng để không lỡ nhịp
Sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch COVID-19, bất động sản miền Trung đã bắt đầu hoạt động theo chiều hướng tích cực, mang theo nhiều kỳ vọng mới cho giới đầu tư bất động sản.
Bà Đào Thị Thu Giang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Virex, Alphanam Group chia sẻ, Alphanam Group một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản sớm bước chân vào thị trường bất động sản miền Trung. Doanh nghiệp hiểu rằng còn nhiều "khoảng trống" cơ chế cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không thể chờ cơ chế, bên cạnh việc chờ thì các vấn đề của doanh nghiệp vẫn xảy ra hàng ngày hàng giờ, do đó, doanh nghiệp phải có tiếng nói.
Để thị trường bất động sản miền Trung hồi phục, phát triển thậm chí bùng nổ như nhiều nhận định được đưa ra, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Virex cho rằng có 3 việc cần làm:
Thứ nhất, phải nhìn nhận đúng đắn về tác động của dịch bệnh Covid -19 đến thị trường bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng. Đơn cử: Giảm khách quốc tế, khó khăn trong hoạt động du lịch..., từ đó có giải pháp tổng thể cho vấn đề này. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương để mở cửa du lịch, tạo đà cho phát triển bất động sản miền Trung. Có kế hoạch mở cửa rõ ràng và đảm bảo sự hồi phục cho thị trường, cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ hai, hành lang pháp lý, hành lang pháp lý minh bạch rõ ràng, có thể "sàng lọc" doanh nghiệp, lựa chọn những doanh nghiệp đầu tư có định hướng bền vững lâu dài, "làm sạch" thị trường bất động sản. Bà Giang cũng đánh giá các giao dịch M&A (mua bán và sát nhập) và nhận định, đây cũng là một xu thế của bất động sản miền Trung trong thời gian tới.
Cuối cùng bà Giang cho rằng, bất động sản miền Trung phục hồi cần có sự đồng bộ hạ tầng.
"Thời gian gần đây, khu vực miền Trung đã được quan tâm tương đối với các dự án hạ tầng, cấu phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, tiến độ các dự án hạ tầng này hiện vẫn là vấn đề nhức nhối, chậm giải ngân, chậm giải phóng mặt bằng, chậm triển khai như ở các dự án cao tốc Bắc – Nam,… do đó, cần làm ngay, đẩy nhanh các dự án đầu tư hạ tầng để thúc đẩy thị trường bất động sản", bà Đào Thị Thu Giang nhấn mạnh.
Về lợi thế của các chủ đầu tư lớn, nói cách khác là các nhà đầu tư "đại bàng" tại thị trường bất động sản miền Trung, đại diện Alphanam Group cho biết, nhiều chuyên gia đã nhận định, thành công của các "đại bàng" này ở miền Trung là thành công nhất. Bản thân Alphanam cũng đã vào bất động sản miền Trung từ khá sớm.
Ưu điểm của các tập đoàn lớn này là luôn luôn có tầm nhìn chiến lược, phát triển bền vững. “Họ phải đảm bảo giữ vững thương hiệu phát triển của doanh nghiệp, vì vậy phải luôn minh bạch quá trình hoạt động, giữ vững lòng tin với các nhà đầu tư", bà Đào Thị Thu Giang nói.
Cùng với đó, các nhà đầu tư lớn có nguồn tài chính mạnh. Riêng miền trung Alphanam đang có các dự án trọng điểm với nguồn vốn 10.000 tỷ đồng.
"Nếu chúng ta có sự nhận thức về hướng đi và trách nhiệm của cả cộng đồng doanh nghiệp thì thị trường bất động sản miền Trung sẽ phát triển mạnh mẽ, bùng nổ đúng tầm…trong năm 2022", bà Đào Thị Thu Giang khẳng định.
Nhận định về tương lai phát triển của bất động sản miền Trung, PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho biết, khu vực miền Trung có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Bởi đa phần các tỉnh miền Trung đều bám dọc đường biển, các cảng đẹp nhất đều ở miền Trung. Đây cũng là nơi tập trung mật độ sân bay cao nhất, các tài nguyên liên quan đến du lịch cũng nhiều…
Với lợi thế vượt trội này, ông Thiên cho rằng, để tạo nên thành công, miền Trung nên tiếp cận theo hướng phát triển du lịch đẳng cấp, thu hút khách du lịch ở đẳng cấp cao. Ngoài các vấn đề trên, việc kêu gọi các "đại bàng" đầu tư vào khu vực miền Trung cũng là một trong những cách phát triển khu vực này. Với cách tiếp cận như vậy, bất động sản miền Trung sẽ là thị trường bùng nổ trong tương lai.
Khơi thông nhiều "điểm nghẽn" pháp lý
Bà Hoàng Thu Hằng - Phó Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ nghiên cứu, sửa đổi, nổi bật bất là 2 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở hiện đang chờ Chính phủ phê duyệt để trình Quốc hội sửa luật. Cụ thể là 4 nhóm chính sách:
Thứ nhất, nhóm chính sách liên quan đến kinh doanh bất động sản. Dự thảo làm rõ hơn phạm vi, các đối tượng loại hình bất động sản được đưa vào kinh doanh. Cụ thể hơn về các trường hợp công trình, nhà ở có sẵn, công trình, nhà ở hình thành trong tương lai.
Thứ hai, nhóm quy định về kinh doanh bất động sản, cụ thể là các quy định làm rõ vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của các sàn bất động sản, hoạt động kinh doanh bất động sản, các cơ sở đào tạo môi giới bất động sản. Trong dự thảo này đưa các nội dung về việc bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn.
Tiếp đến là chính sách liên quan dến điều tiết thị trường, đây là chính sách mới.
Cuối cùng là chính sách liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
“Chúng tôi đã có những đề xuất liên quan đến xây dựng các hệ thống thông tin về thị trường động sản. Đồng thời, một điểm quan trọng nữa là quy định, phân định trách nhiệm cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các bộ ngành, các địa phương để tránh việc chồng chéo cũng như ngăn chặn việc sai phạm có thể xảy ra trong thị trường bất động sản” - bà Hằng cũng cho biết, trong thời gian tới bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các chính sách ngoài Luật kinh doanh bất động sản thì các chính sách liên quan nhằm thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản tại Việt Nam.
Đặc biệt, Bộ sẽ tập trung nghiên cứu, đẩy mạnh các chính sách làm sao để phát triển các dòng bất động sản đáp ứng nhu cầu thị trường đặc biệt là các sản phẩm nhập thấp, nhà ở xã hội; Khơi thông thủ tục pháp lý, thúc đẩy nguồn cung cho thị trường bất động sản.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Đỗ Pháp - Trưởng Văn phòng luật sư Đỗ Pháp cho rằng, do hành lang pháp lý về thị trường bất động sản đang bị rất nhiều chồng chéo bởi thị trường bất động sản không chỉ bị điều chỉnh bởi luật kinh doanh bất động sản mà lĩnh vực này phải chịu sự tác động điều tiết của 12 Luật khác nhau như: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất Đai, Luật Đầu tư…
Thậm chí, thị trường bất động sản còn bị tác động bởi Luật Hình sự, Luật Dân sự nên khi áp dụng vào thực tiễn, thì rõ ràng các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn nói là rơi vào thế bí.
Do đó, theo ông Đỗ Pháp cần phải khẩn trương sửa đổi lại chính sách pháp lý cho đồng bộ, giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.