Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 9 năm 2021 | 10:28

Phòng chống dịch của Hà Nội có đạt mục tiêu khi gần 1 triệu giấy đi đường được cấp?

Công an Hà Nội báo cáo đã cấp 526.992 trường hợp (98% tổng số đăng ký), trong đó có 222.018 giấy đi đường; 304 974 phiếu đi chợ. Nếu kể cả giấy đi đường được cấp do các cơ quan tổ chức của Trung ương và thành phố xấp xỉ 1 triệu người.

Điều lo lắng này không chỉ của riêng Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, mà dư luận xã hội đặc biệt là những người dân, tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, các cửa hàng kinh doanh ăn uống, sửa chữa xe máy…. cũng quan tâm. Bởi nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn cao, đồng nghĩa với việc sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội. Những đối tượng này sẽ vẫn phải ở nhà, trong khi thu nhập không có, trợ cấp xã hội thì không đáng là bao. Khó khăn lại chồng chất khó khăn đối với họ. 
20210706_073023.jpg
Kiếm sống nhờ nồi cháo này, nhưng gần 2 tháng nay chị Hạnh phải nghỉ ở nhà để thực hiện giãn cách xã hội. 

 

Chị Lê Thị Hạnh, nhà ở phố Ngọc Lâm, Long Biên (Hà Nội) cho biết, gia đình chị có 6 người trong đó có một mẹ già năm nay đã trên 80 tuổi, nhưng lại đang bị tai biến nên phải nằm một chỗ. Cuộc sống của gia đình chị đều trông vào nồi cháo đỗ đen được bán mỗi sáng trên hè phố Ngọc Lâm.
 
Chị Hạnh chia sẻ, từ khi thành phố có quyết định thực hiện giãn cách xã hội bắt đầu ngày 24/7 đến nay, tôi không thể ra khỏi nhà để tìm kiếm việc làm nuôi sống gia đình. Chúng tôi nghĩ, cố gắng thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng để mong Hà Nội nhanh chóng dập tắt được dịch bệnh, người dân chúng tôi được ra đường làm ăn, kiếm sống. Nhưng đến nay, đã gần 50 ngày rồi mà chúng tôi vẫn chưa được đi ra ngoài để buôn bán làm ăn, thì làm sao chúng tôi có thể sống.
 
“Giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan là đúng, nhưng không thể người phải ở nhà, người lại được ra đường khi có giấy phép đi đường. Để rồi dịch bệnh không dập tắt được, kéo dài không biết đến khi nào. Họ ra đường để đi làm, vậy chúng tôi không phải đi làm để nuôi sống gia đình hay sao?”, chị Hạnh nói.
 
Thuê cửa hàng để bán, anh Nguyễn Văn Khôi là chủ cửa hàng bán mỳ vằn thắn có tiếng trên phố Ngọc Lâm cho biết, tôi thuê cửa hàng ở đây đã trên dưới trục năm, hàng ngày bán khoảng 20 đến 30 kg mỳ và có khoảng 6 người làm thuê. Mỗi tháng tôi phải chi trả tiền thuê nhà, điện, nước và tiền công cho người làm thuê với một khoản không nhỏ.
 
Từ đầu năm đến nay, việc kinh doanh buôn bán của chúng tôi thường xuyên bị đình trệ do phải thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của Thành phố giãn cách xã hội để dập tắt được dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, chúng tôi thực hiện rất nghiêm, không ra ngoài, không bán hàng.
 
Anh Khôi nói: “Hôm qua, đọc thông tin được biết Công an Hà Nội đã cấp giấy đi đường, đi chợ cho 526.992 trường hợp, chưa kể đến cán bộ, nhân viên ở các cơ quan tổ chức là gần 1 triệu người. Chống dịch là phải ở nhà mà chính quyền lại cấp giấy đi đường nhiều thế này thì biết đến bao giờ chúng tôi mới mở cửa buôn bán được".
 
kie-m-tra-gia-y-di-du-o-ng-ngu-2760-7803-1628524515.jpg
Công an Hà Nội cấp giấy đi đường 526.992 trường hợp.

 

Mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân, nhưng anh NQK cũng không đồng tình với việc cấp giấy đi đường. Anh K. chia sẻ, đã thực hiện giãn cách xã hội là phải thực hiện nghiêm, không cho ai ngoài và cũng không cấp giấy cho ai được đi ra ngoài. Có như vậy thì việc phòng chống lây lan dịch bệnh mới hiệu quả. Chúng ta chịu khó ở nhà trong 15 ngày, còn hơn là phải ở nhà hàng tháng trời, thiệt hại kinh tế nhiều lắm.
 
Anh K nói: “Trước đây, khi thành phố phát hiện ca nhiễm F0, ngay lập tức phong tỏa cách ly khu vực đó không cho bất cứ ai vào, ai ra. Hết thời gian cách ly, kiểm tra nếu không có ca lây nhiễm nào nữa thì chính quyền gỡ bỏ phong tỏa. Hiệu quả đã có rồi sao thành phố không vận dụng để làm nghiêm và triệt để. Ai lại cấp cho trên 500 nghìn người được phép ra ngoài, vậy chính quyền có bảo đảm là sẽ kiềm chế được dịch bệnh bùng phát”.
 
Tại cuộc họp của Sở Chỉ huy công tác phòng chống Covid-19 Hà Nội ngày 8/9, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc CATP cho biết, Công an Hà Nội đã cấp 526.992 trường hợp (98% tổng số đăng ký); trong đó có 222.018 giấy đi đường, 304 974 phiếu đi chợ.
 
Sau khi nghe báo cáo này, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã nêu vấn đề và suy ngẫm: “Riêng số giấy đi đường của CATP cấp đã hơn 526.000 chưa kể các cơ quan tổ chức của Trung ương, thành phố… Như vậy, số người ra đường có lẽ phải xấp xỉ 1 triệu người. Vậy, mục tiêu của chúng ta đặt ra có đạt được hay không?”.
 
Đạt được mục tiêu hay không trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay không chỉ nằm ở việc cấp giấy đi đường, mà phải cần nhiều biện pháp khác quyết liệt và mạnh mẽ hơn, trong đó có việc xét nghiệm toàn dân, tiêm vắc xin cho 100% người dân Hà Nội và không thể không nói đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố. UBND thành phố phải có kế hoạch, biện pháp triệt để, hiệu quả thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.
 
Nhưng nếu việc giãn cách mà vẫn còn có số lượng giấy đi đường được Công an Hà Nội cấp ra lên đến 526.992 trường hợp, chưa kể đến các cơ quan tổ chức của Trung ương, thành phố, thì cần thiết phải xem xét việc cấp giấy đi đường này.
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

  • Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Quảng Ngãi: Trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk cho các cháu học sinh

    Thường trực Tỉnh Hội, Đội Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vừa trao tặng 1.050 hộp sữa Vinamilk 180ml cho 35 cháu học sinh điểm trường thôn Tà Vay thuộc trường mầm non Đăk Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây.

Top