Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 26 tháng 10 năm 2024  
Thứ ba, ngày 30 tháng 7 năm 2019 | 18:38

Quận Cầu Giấy: Số lượng học sinh vào THCS tăng hơn năm học trước

Ngành giáo dục quận Cầu Giấy có 11 năm dẫn đầu về kết quả thi vào lớp 10 với số điểm cao nhất Hà Nội.

Đây là thông tin được Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Việt Hà cho biết trong buổi giao ban thông tin báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 30/7.
 
Theo ông Trần Việt Hà, đối với quận Cầu Giấy, gia tăng dân số là một trong những áp lực lớn nhất đối với quận, bởi lẽ trên địa bàn có nhiều chung cư cao tầng.
 
cầu-giấy.jpg
Phó Phủ tịch UBND quận Cầu Giấy Trần Việt Hà phát biểu tại buổi giao ban báo chí
 
Bên cạnh đó, còn có nhiều trường đại học đóng trên địa bàn, đi kèm là một số lượng lớn học sinh, sinh viên đến học tập tại đây.
 
Theo quy hoạch dân số, quận Cầu Giấy có 25 vạn dân, nhưng đến nay theo con số vừa tổng điều tra, toàn quận hiện có 28 vạn dân.
 
Do vậy, công tác an sinh xã hội luôn được Quận ủy, UBND quận đặt lên hàng đầu, nhất là lĩnh vực giáo dục.
 
Trước sự phát triển tăng dân số về cơ học đối với địa bàn quận Cầu Giấy, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đề nghị lãnh đạo quận Cầu Giấy cho biết công tác tuyển sinh đầu các cấp học năm nay có gì biến động?  Công tác tuyển sinh đối với các đối tượng đúng tuyến đầu các cấp học được các trường thực hiện như thế nào?
 
Ông Trần Việt Hà cho biết, năm học 2019-2020, số lượng học sinh đúng tuyến tuyển sinh trên địa bàn khá đông, tuy nhiên, học sinh đầu cấp đúng tuyến vào các trường THCS trên toàn địa bàn năm nay tăng hơn năm trước 15 lớp.
 
Các trường đã được chính quyền đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp, đảm bảo  cơ sở vật chất để đáp ứng số lượng học sinh tăng thêm.
 
Nói thêm về công tác giáo dục trên địa bàn quận Cầu Giấy, Phó Chủ tịch UBND quận Trần Việt Hà cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã chỉ đạo các trường xây dựng và thực hiện nhiều mô hình, trong đó có mô hình “Nhà vệ sinh thân thiện”.
dịch-vọng-1.JPG
Chương trình giáo dục nếp sống miễn phí tại Trường THCS Dịch Vọng
 
Trong dịp hè này, nhiều mô hình giáo dục cho học sinh được các trường tổ chức, đặc biệt là Trường THCS Dịch Vọng, đã tổ chức giáo dục nếp sống miễn phí cho học sinh. Học sinh được học nếp sống về văn hóa ứng xử; khám phá bản thân; phòng tránh bạo lực học đường;  sử dụng mạng xã hội thông minh; an toàn học đường; Ccông dân văn minh; vượt qua thử thách - con đã trưởng thành.
 
Đây là một khóa học hoàn toàn miễn phí do Trường  THCS Dịch Vọng tổ chức,  giúp các em chuẩn bị  những kiến thức, kỹ năng cho bản thân trong việc xử lý các tình huống, xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, tích cực, chủ động trong tương lai.
 
Đánh giá về công tác giáo dục của quận Cầu Giấy, Phó Trưởng ban Tuyên Giáo Trần Xuân Hà cho biết, đây là một trong những điểm sáng của ngành giáo dục Thủ đô, những thành tích về giáo dục tại Cầu Giấy rất cần được nhân rộng.
  
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Hội Nông dân thành phố Hội An với công tác an sinh xã hội

    Hội Nông dân thành phố Hội An với công tác an sinh xã hội

    Từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP.Hội An (Quảng Nam) đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày thành lập Hội 14/10 vừa qua và các đợt sơ kết, tổng kết công tác, phong trào của Hội.

  • Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Hành trình của chàng trai người Mông đến giảng đường Đại học Y Hà Nội

    Giữa những dãy núi trùng điệp, những con đường đất gồ ghề, cậu học sinh nghèo hiếu học Giàng A Ký (dân tộc Mông) đã nuôi một ước mơ trở thành bác sĩ để chăm sóc và cứu giúp người dân nơi quê nhà. Đối mặt với khó khăn của cuộc sống, đã có lúc, Ký tưởng mình phải bỏ cuộc giữa chừng. Cho đến khi hy vọng được gieo mầm từ Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin…

  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Giấc mơ bạc tỷ: Bi kịch khi làng lên phố

    Giấc mơ bạc tỷ: Bi kịch khi làng lên phố

    Đây là thể loại phim hài được lấy ý tưởng từ nhiều vùng quê khi làng lên phố, họ cố gắng cống hiến, thể hiện bản thân nhưng cuối cùng 3 nhân vật chính: Trung - Trường - Trang đều khởi nghiệp thất bại. Và cuối cùng họ nhận ra được bài học từ chính cha mẹ mình, đó là không cần đi đâu xa làm giàu mà hãy làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình bằng chính tài năng và trí tuệ của mình.

  • Những chính sách nhân văn để không ai bị bỏ lại phía sau

    Những chính sách nhân văn để không ai bị bỏ lại phía sau

    Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, các lĩnh vực y tế, giáo dục và giảm nghèo của chúng ta được thực hiện một cách kiên định với chính sách không ngừng cải thiện, nâng cao, giúp đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tốt hơn với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2024

    Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2024

    UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có thông cáo báo chí về Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I (gọi tắt là Lễ hội).

Top