Đó là khẳng định của đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đại diện phía Ấn Độ tại buổi họp báo về Chương trình giao lưu thương mại & Triển lãm hóa chất, mỹ phẩm Ấn Độ do VCCI phối hợp với Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Hóa chất Cơ bản, Dược phẩm & Mỹ phẩm Ấn Độ (CHEMEXCIL) tổ chức chiều nay (5-1) tại TP.HCM.
Tại buổi họp báo, ông Suhas Bharadi, Giám đốc điều hành CHEMEXCIL cho biết, dấu ấn trong quan hệ Việt Nam và Ấn Độ chính là sự phát triển của hợp tác kinh tế và thương mại. Ấn Độ đang nằm trong top 10 đối tác thương mại hàng đầu Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 28 của Ấn Độ.
Toàn cảnh buổi họp báo
Trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước tăng trưởng không ngừng trong những năm qua. Theo thống kê, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa hai bên trong năm 2014 đạt 5,6 tỷ USD, trong đó Ấn Độ xuất được 3,1 tỉ USD và nhập khẩu 2,5 tỉ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2015, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,8 tỉ USD. “Cả hai nước đang phấn đấu trao đổi thương mại hai chiều giữa hai bên sẽ đạt con số 15 tỉ USD vào năm 2020, và đích này có thể sẽ đến sớm hơn bởi Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp 2 nước”, ông Suhas Bharadi khẳng định.
Nhằm tạo điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm trong ngành cũng như tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại với Việt Nam, được sự hỗ trợ của Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM, CHEMEXCIL phối hợp với Chi nhánh VCCI tại TP.HCM tổ chức buổi Giao giao lưu thương mại & Triển lãm hóa chất, mỹ phẩm Ấn Độ vào ngày 7 và 8/1/2016 tại khách sạn Rex, quận 1, TP.HCM. Triển lãm thu hút hơn 50 nhà sản xuất đến từ Ấn Độ. Đây sẽ là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và trao đổi kinh doanh, thương mại, đầu tư với các đối tác đến từ Ấn Độ.
Quang Minh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.