Theo đơn thư của công dân tổ 30, phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội (Dự án II) có khuất tất trong việc lên phương án bồi thường.
Người dân đã gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng, nhưng đến nay vẫn chưa được chính quyền giải quyết dứt điểm.
Chính quyền “lập lờ” nguồn gốc đất!?
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Vương Văn Cảnh, 70 tuổi, nhà số 8, ngách 216/28, tổ 30, phường Định Công, cho biết: Từ năm 2013, tôi đã có đơn gửi UBND quận Hoàng Mai để khiếu nại về việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội (Dự án II), tuy nhiên đến nay UBND quận Hoàng Mai vẫn chưa giải quyết thỏa đáng.
Theo ông Cảnh, trong quá trình lên phương án bồi thường, Ban Bồi thường, nay là Trung tâm Phát triển quỹ đất, đã bồi thường cho gia đình ông chưa đúng với nguồn gốc đất thực tế, dẫn đến không được bồi thường theo quy định, làm ảnh hưởng đến quyền lợi. Trong khi các hộ gia đình khác có nguồn gốc đất giống gia đình ông thì lại được bồi thường đơn giá 100% theo giá đất ở và phải khấu trừ nghĩa vụ tài chính là 40%.
Sau nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến các cấp chính quyền quận Hoàng Mai, ông Vương Văn Cảnh nhận được các văn bản trả lời của chính quyền về nguồn gốc đất của gia đình. Điều bất thường là mỗi văn bản, nguồn gốc đất của ông lại được thay đổi.
Ông Cảnh nói: Lúc thì chính quyền nói phần đất của tôi xây dựng là đất của khu dân cư; lúc thì trả lời đất đó là đất lưu không của Công ty Thiết bị Y tế TW 1, nên được vận dụng chính sách để hỗ trợ 50%. Vậy thực chất đất của tôi là đất như thế nào?
"Trong khi gia đình tôi và 13 hộ còn lại đều là cán bộ, công nhân viên của Công ty Thiết bị Y tế TW 1, đều sử dụng một loại đất trong khuôn viên của khu tập thể, có tường rào bao quanh. Vậy tại sao lại có việc bồi thường khác nhau đến như vậy?", ông Cảnh đặt câu hỏi.
Bồi thường cả nhà do Nhà nước quản lý?
Bức xúc trước việc làm chưa đúng của UBND phường Định Công cũng như quận Hoàng Mai, ông Vương Văn Cảnh cho biết thêm, trong quá trình làm hồ sơ để đền bù Dự án II, Ban Bồi thường còn lập danh sách bồi thường cho cả những căn nhà chưa làm thủ tục mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ. Có nghĩa là những ngôi nhà đó vẫn thuộc quyền quản lý của Nhà nước nhưng vẫn được đền bù.
Ông Cảnh cho biết, tại dãy nhà A tập thể trước đây của chúng tôi có 09 gian, có 02 gian số 587 và 588 của 06 cá nhân độc thân. Trong số này có 03 người đã nghỉ hưu chuyển về quê và đã chết trước năm 2009, còn lại 03 người về quê hoặc chuyển đi nơi khác sinh sống từ năm 2010.
“Điều lạ là 02 gian nhà này chưa làm thủ tục mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, tức là vẫn thuộc quyền quản lý của nhà nước, vậy mà Ban Bồi thường vẫn bồi thường 100% theo giá đất ở và được bố trí 04 căn hộ tái định cư, diện tích mỗi căn 74m2 tại Pháp Vân - Tứ Hiệp. Vậy tiền bồi thường và 04 căn hộ tái định cư này của ai ? Ai nhận?”, ông Cảnh bức xúc nói.
Theo ông Cảnh, chính 02 gian nhà số 587 và 588 năm 2013 đã được bán cho một cá nhân khác, điều lạ là cá nhân này không thuộc đối tượng được mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, và không phải là 06 người độc thân đã ở 02 gian nhà này trước đây, vì người này không phải là cán bộ, công nhân viên công tác ở Công ty thiết bị Y tế TW 1.
Ông Cảnh cho chúng tôi xem văn bản của Văn phòng UBND TP. Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý yêu cầu UBND quận Hoàng Mai nghiêm túc rút kinh nghiệm, khẩn trương kiểm tra giải quyết các nội dung đơn thư của công dân theo nhiệm vụ được giao tại Văn bản số 1684/VP-GPMB ngày 26/02/2020 của Văn phòng UBND TP. Hà Nội, tổng hợp báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước ngày 10/8/2020.
Còn văn bản chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cũng yêu cầu UBND quận Hoàng Mai khẩn trương thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố tại Văn bản số 1684/VP-GPMB ngày 26/02/2020 và Văn bản số 6337/VP-BTCD ngày 03/8/2020 của Văn phòng UBND TP Hà Nội, kiểm tra giải quyết theo đúng quy định, tổng hợp báo cáo UBND thành phố trước ngày 20/02/2021 (quá thời hạn trên, nếu không thực hiện UBND thành phố sẽ tiến hành thanh tra công vụ).
Tuy đã có hai văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của hai Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhưng đến nay UBND quận Hoàng Mai vẫn chưa tiến hành giải quyết dứt điểm khiếu nại của gia đình ông Cảnh.
Để làm rõ nội dung phản ánh của người dân, Kinh tế nông thôn đã cử phóng viên liên hệ với UBND quận Hoàng Mai nhưng hơn 1 tuần trôi qua, cơ quan này vẫn chưa sắp xếp được lịch làm việc.
Đề nghị quận Hoàng Mai xem xét lại những phản ánh của công dân liên quan đến công tác bồi thường của Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh khiếu kiện kéo dài. Đồng thời thông tin kết quả giải quyết để Kinh tế nông thôn trả lời bạn đọc và dư luận.Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.