Liên quan tới thông tin nhiều nhà hàng, quán ăn, cây xăng, sân bóng “mọc lên” trên đất nông nghiệp dọc đường Linh Đường, phường Hoàng Liệt, phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND quận Hoàng Mai (Hà Nội) để làm rõ nhưng lại bị từ chối.
>> Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Nhà hàng “mọc” giữa công viên
>> Hoàng Mai (Hà Nội): Nhiều công trình có dấu hiệu xây dựng không phép
Sau 8 ngày đặt lịch làm việc nhưng khi được tiếp xúc với ông Trung thì ông lại "đá bóng" trách nhiệm xuống phường Hoàng Liệt.
Báo Kinh tế nông thôn số 11, ra ngày 11/3/2016, có bài phản ánh dọc đường Linh Đường, có nhiều công trình là các nhà hàng, quán ăn, cây xăng, sân bóng mọc lên không phép nhưng không thấy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Dư luận e ngại, trong sự việc này có sự tiếp tay, bảo kê, thậm chí có cổ phần của nhiều lãnh đạo phường Hoàng Liệt, lãnh đạo UBND quận Hoàng Mai nên những công trình này mới tồn tại cho tới hôm nay.
Để làm rõ những khúc mắc này, ngày 14/3, phóng viên tới UBND quận Hoàng Mai đặt lịch làm việc. Ngày 17/3, nhân viên văn phòng UBND quận Hoàng Mai thông báo: lãnh đạo quận đã giao trực tiếp cho ông Giang Chí Trung, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận làm việc với phóng viên và đề nghị phóng viên liên hệ với ông Trung.
Nhà hàng, quán ăn, sân bóng, cây xăng “mọc lên” không phép ở đường Linh Đường nhiều năm nay nhưng chưa thấy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Ngay sau đó, nhiều lần phóng viên liên hệ với ông Trung nhưng ông này cho biết đang bận do phải đi họp. Đến tận ngày 22/3, phóng viên mới làm việc được với ông Trung. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, ông này không cung cấp bất cứ văn bản, tài liệu nào có liên quan, không trả lời bất cứ câu hỏi nào về nội dung mà phóng viên đặt lịch trước đó.
Ngược lại, ngay từ khi phóng viên vào phòng, ông Trung đã điện thoại cho ông Trần Toàn Thương, Phó chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, giới thiệu phóng viên xuống làm việc với phường, bởi theo ông Trung, phường nắm rất rõ các nội dung này.
Thất vọng trước cách làm việc của Trưởng phòng Quản lý đô thị quận, trước khi xuống phường làm việc, phóng viên nhờ điện cho phường chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan và ông Trung đã điện, giới thiệu. Tuy nhiên, khi phóng viên xuống phường làm việc, ông Trần Toàn Thương cho biết, ông là cấp phó nên không thể cung cấp tài liệu khi chưa có sự đồng ý của chủ tịch.
Phóng viên gọi điện ngược lại cho ông Trung nhờ liên hệ với Chủ tịch UBND phường là ông Trần Huy Hoàng để được cung cấp tài liệu.
Ngay sau đó, ông Trung điện và báo lại ông Hoàng đang họp trên thành phố nên hẹn phóng viên hôm khác.
Kiểu làm việc “đá bóng” trách nhiệm này khiến dư luận nghi ngờ rằng, nhiều công trình xây dựng dọc đường Linh Đường có sự bao che, tiếp tay của UBND quận Hoàng Mai.
Đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, nếu đúng các công trình nói trên xây dựng không phép như bạn đọc phản ánh cần xử lý nghiêm theo quy định.
Nhà hàng, quán ăn, sân bóng, cây xăng “mọc lên” không phép ở đường Linh Đường nhiều năm nay nhưng chưa thấy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.
Còn liên quan tới thông tin nhà hàng Mái Ngói “mọc” ở giữa công viên Tây bán đảo Linh Đàm, thuộc phường Hoàng Liệt, ông Bùi Hoàng Kiều, Giám đốc Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở và Khu đô thị - HUDS cho biết, trước đây Hà Nội có quy định diện tích đất cây xanh chủ đầu tư được bố trí không quá 5% để xây dựng các công trình dịch vụ và thể thao. Hiện, kể cả Việt Hưng, Văn Quán, Linh Đàm, Định Công, HUD đang quản lý cũng như vậy.
Nhà hàng Mái Ngói rộng hàng ngàn mét vuông
Về vị trí nhà hàng nằm ở giữa công viên và giấy phép xây dựng, theo ông Kiều, trước đây có quy định, khi dự án đã được Thủ tướng hoặc thành phố phê duyệt quy hoạch 1/500 thì khi xây dựng chủ đầu tư không phải xin cấp phép xây dựng. Riêng các công trình xây dựng trên diện tích đất 5% hầu như chủ đầu tư HUD đều quyết định vị trí xây dựng. Tất cả các cơ quan thanh tra, kiểm tra của thành phố cũng như Bộ Xây dựng chỉ kiểm tra trên tổng diện tích xây dựng dịch vụ xem có xây quá 5% hay không.
Theo Quyết định 114/QĐ-HUDS ngày 15/5/2008 thì nhà hàng Mái Ngói được xây dựng trên lô đất CX04, CX05, CX14 với tổng diện tích 1.726,0m2 nhà hàng đi vào hoạt động từ năm 2008 đến nay.
Bạn đọc phản ánh bãi gửi xe; sàn giao dịch BĐS Hưng Thịnh; Trung tâm sửa chữa ôtô Tùng Anh nằm trong công viên và được HUDS biến tướng cho doanh nghiệp khác thuê kinh doanh.
Liên quan tới Sàn giao dịch BĐS Hưng Thịnh, Trung tâm sửa chữa ôtô Tùng Anh tại bãi đỗ xe, ông Kiều cho biết, trong bãi đỗ xe gara ô tô được phép hoạt động, công ty phối hợp với Trung tâm sữa chữa ô tô Tùng Anh làm gara ô tô để sửa chữa. Còn Sàn giao dịch BĐS Hưng Thịnh thì công ty mới cho đơn vị này thuê. “Tới đây chúng tôi sẽ thanh lý hợp đồng trả lại mặt bằng cho công ty”, ông Kiều khẳng định.
Việc để cho chủ đầu tư HUD chọn vị trí xây dựng nhà hàng Mái Ngói ở giữa công viên cho thấy việc quy hoạch có phần không phù hợp, nếu không nói là bất cập. Đặc biệt, Công ty HUDS đã tự ý cho Sàn giao địch BĐS Hưng Thịnh thuê sử dụng đất sai mục đích. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý theo quy định.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.