Quảng Bình: Nhiều chủ tàu cá đóng mới, nâng cấp theo NĐ 67 khó trả nợ
Đến ngày 1/10, chỉ có 18/87 tàu đóng mới, nâng cấp trả nợ ngân hàng đúng thời hạn, 25 tàu cá vẫn trả được nợ nhưng có nguy cơ chuyển qua nợ quá hạn, 23 tàu thường xuyên quá hạn nợ ngân hàng cả lãi và gốc, 21 tàu không trả được nợ gốc và lãi.
Đến thời điểm hiện tại, Sở Nông nghiệp-PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt 117 chủ tàu đủ điều kiện đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67; các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng cho 87/117 tàu. Tổng mức đầu tư đóng mới, nâng cấp tàu cá là hơn 1.265 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng cho vay gần 989 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 1-10, chỉ có 18/87 tàu đóng mới, nâng cấp trả nợ ngân hàng đúng thời hạn, 25 tàu cá vẫn trả được nợ nhưng có nguy cơ chuyển qua nợ quá hạn, 23 tàu thường xuyên quá hạn nợ ngân hàng cả lãi và gốc, 21 tàu không trả được nợ gốc và lãi.
UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện hỗ trợ một lần sau đầu tư đóng mới tàu cá cho các chủ tàu theo Quyết định 47/2016/QĐ-TTg với số tiền gần 5,5 tỷ đồng. Về công tác hỗ trợ cho các chủ tàu sau khi các tàu đóng mới đã đưa vào sản xuất, có 440 tàu được UBND tỉnh hỗ trợ với kinh phí 37,97 tỷ đồng, trong đó bảo hiểm thân tàu là 19,69 tỷ đồng, bảo hiểm ngư lưới cụ 2,08 tỷ đồng, bảo hiểm rủi ro đặc biệt 14,52 tỷ đồng và bảo hiểm tai nạn thuyền viên là 1,68 tỷ đồng.
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì vẫn tiếp tục hỗ trợ bảo hiểm cho các chủ tàu, riêng bảo hiểm thân tàu giảm mức hỗ trợ xuống còn 50% (so với mức mức quy định tại Quyết định 47/2016/QĐ-TTg). Cũng theo Nghị định 17 thì chính sách hỗ trợ chi phí vận chuyển hàng hóa cho tàu thu mua thủy sản đã dừng thực hiện.
Đồng chí Lê Minh Ngân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, nhấn mạnh tính ưu việt của các Nghị định số 67, 17 và Nghị quyết 47 của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức cho các chủ tàu cá tham gia đánh bắt thủy sản, phát triển kinh tế và trả nợ ngân hàng; chủ động phối hợp giữa các sở, ngành chức năng để đánh giá hiệu quả khai thác của các tàu cá nhằm phân loại đối tượng hỗ trợ hợp lý; tiếp tục thực hiện hỗ trợ chi phí nhiên liệu cho các tàu cá khai thác vùng biển xa.
Về các kiến nghị của các ngân hàng thương mại liên quan đến vốn vay và thu hồi nợ vay đóng mới tàu cá, đồng chí Lê Minh Ngân chỉ đạo Sở Nông nghiêp-PTNT tập hợp, tham mưu UBND tỉnh biện pháp giải quyết; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiên cứu, tìm cách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho ngư dân khi vay vốn đóng mới tàu cá; Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường quản lý các tàu đánh bắt xa bờ để phối hợp cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của các tàu cá...
Quảng Trị: Tập trung triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Quảng Trị, OCOP được địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) và tái cơ cấu nông nghiệp. Là địa phương với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, huyện Vĩnh Linh cũng đang tích cực triển khai thực hiện chương trình OCOP với nhiều cách làm, giải pháp cụ thể, hiệu quả.
Để giúp các xã, thị trấn trên địa bàn hiểu rõ hơn về chương trình OCOP, huyện Vĩnh Linh đã phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM của tỉnh tổ chức tập huấn cho gần 60 cán bộ chủ chốt của địa phương. Trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung như sự cần thiết của việc thực hiện chương trình OCOP, tìm hiểu kinh nghiệm thực hiện OCOP tại một số tỉnh đã triển khai thành công. Trên cơ sở đó, các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế, tiềm năng và các sản phẩm hiện có để tổ chức điều tra, đăng ký các sản phẩm, nhóm hàng phù hợp trên các lĩnh vực như nhóm hải sản, dược liệu, hàng mỹ nghệ... Sau khi triển khai, đến thời điểm này, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hoàn thành khâu đăng ký sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để huyện đã hoàn thành danh mục sản phẩm OCOP chủ lực của các địa phương và dự kiến quy hoạch sản phẩm OCOP mới giai đoạn 2018-2030.
Trong quá trình triển khai chương trình OCOP, huyện Vĩnh Linh đã tích cực chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để khuyến khích các xã, thị trấn phát triển các sản phẩm chủ lực. Tiêu biểu như tập trung đầu tư mô hình ứng dụng công nghệ cao trong phát triển vườn tiêu mẫu áp dụng kỹ thuật tiên tiến tại xã Vĩnh Kim; triển khai hỗ trợ mô hình sản xuất rau, củ, quả sạch tại các xã Vĩnh Tú, Vĩnh Trung... Bên cạnh đó, huyện cũng tích cực chỉ đạo các ngành chuyên môn tại địa phương quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa tập thể về nông sản như ném Vĩnh Kim, đậu xanh tằm Vĩnh Giang; dưa hấu Vĩnh Tú, tiêu Vĩnh Linh...
Chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Theo đó, khi thực hiện OCOP, mỗi xã sẽ chọn một hoặc nhiều sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh trên thị trường để phát triển, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có khá nhiều sản phẩm độc đáo nhưng ít được mọi người biết đến, vì vậy, OCOP sẽ tạo cơ hội làm cầu nối để người sản xuất và người tiêu dùng gắn kết với nhau. Đây là một chương trình rất thiết thực, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất gắn với chế biến, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân”.
Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Lê Tiến Dũng cho biết: “Để tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình OCOP, chính quyền địa phương đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT xây dựng một số đề án tiếp tục phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Huyện cũng đang xây dựng chính sách riêng trong việc hỗ trợ tài chính nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn có thêm nguồn lực để phát triển, mở mang ngành nghề.
Phú Yên: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 8.862 tỉ đồng
Ngày 2/10, đồng chí Trần Hữu Thế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với Sở NN-PTNT về tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành từ đầu năm đến nay và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2018.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng qua ước đạt 8.862 tỉ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, nông nghiệp đạt 5.666 tỉ đồng, tăng 3,9%; lâm nghiệp đạt 134 tỉ đồng, tăng 23,3%; thủy sản đạt 3.062 tỉ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ.
Việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh đạt bình quân 15,17 tiêu chí/xã; có 45/88 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đạt được một số kết quả tích cực...
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Trần Hữu Thế đề nghị Sở NN-PTNT xác định rõ vấn đề trọng tâm trong từng lĩnh vực để triển khai nhiệm vụ hiệu quả hơn trong những tháng cuối năm. Thời gian tới, ngành cần phối hợp với các sở, ngành liên quan cụ thể hóa việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách phù hợp; phối hợp với TX Sông Cầu, huyện Tuy An và huyện Đông Hòa vừa tổ chức nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, vừa thực hiện quy hoạch chi tiết và sắp xếp việc trồng rừng ngập mặn. Phân công cán bộ bám sát các dự án đang triển khai để hoàn thành nhiệm vụ trong năm 2018.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.