Quảng Nam quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông theo hướng sinh thái và bền vững
Ngày 25/6, UBND tỉnh Quảng Nam và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức hội thảo Quy hoạch xây dựng đô thị ven biển, ven sông tỉnh Quảng Nam theo hướng sinh thái và bền vững.
Hội thảo nhằm góp phần phát triển đô thị ven biển Duyên hải miền Trung (DHMT) theo hướng tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.
Hội thảo có sự tham gia, chỉ đạo của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo chính quyền, sở, ban ngành tỉnh Quảng Nam; các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch đô thị ở Việt Nam và địa phương.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường nhấn mạnh: Quảng Nam có đầy đủ biên giới, hải đảo, sân bay, cảng biển, đồng bằng, miền núi. Sau 25 năm tách tỉnh, trong quá trình xây dựng và phát triển, hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh đã có bước đột phá. Các địa phương cũng đã tích cực học tập, đúc kết kinh nghiệm từ nhiều thành phố trên cả nước, nước ngoài, xây dựng đô thị theo hướng bền vững.
Trong quá trình quy hoạch đô thị, các bộ, ngành Trung ương, đơn vị, hiệp hội đã tham gia hỗ trợ địa phương ngay từ đầu. Đô thị là khu vực đóng góp GDP lớn nhất cho tỉnh, đặc biệt vùng có lợi thế là ven sông, ven biển; nếu được quy hoạch, phát triển đúng hướng, bền vững, sẽ giúp Quảng Nam đi trước, đón đầu nhịp độ phát triển.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Phan Việt Cường mong muốn thông qua hội thảo này sẽ được lắng nghe những ý kiến tâm huyết từ các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực quy hoạch đô thị cho công tác quy hoạch xây dựng đô thị của tỉnh trong tương lai. Đây sẽ là nguồn tư liệu có độ tin cậy cao về vấn đề phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển đô thị ven biển, ven sông trên địa bàn Quảng Nam theo hướng sinh thái và bền vững.
Hội thảo mang đến một số nội dung chính như sau: Xác định vai trò, vị thế và xu hướng của đô thị ven biển, ven sông khu vực DHMT trong phát triển KT - XH và an ninh quốc phòng của các địa phương; đánh giá thực trạng quy hoạch, quản lý phát triển đô thị ven biển, ven sông kết nối liên vùng theo hướng phát triển bền vững; Thực trạng và xu hướng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng ven biển của khu vực DHMT và tỉnh Quảng Nam; Định hướng phát triển đô thị ven biển, ven sông theo mô hình sinh thái, tăng trưởng xanh, thông minh gắn với phát triển du lịch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; Đề xuất giải pháp quy hoạch không gian đô thị ven biển, ven sông, quy hoạch xây dựng các khu đô thị sinh thái ven biển, ven sông theo hướng phát triển bền vững – Trường hợp nghiên cứu cho tỉnh Quảng Nam; Đề xuất quy hoạch kiến trúc đô thị ven biển, ven sông phù hợp với điều kiện tự nhiên và bản sắc văn hoá địa phương; Kiến nghị một số chính sách đặc thù, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các đô thị ven biển, ven sông của tỉnh Quảng Nam.
Kỷ yếu khoa học của Hội thảo với gần 20 bài phản ánh,nghiên cứu chất lượng do các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch đô thị biên soạn và nhẩm định nội dung sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cũng như độ tin cậy cao liên qua đến vấn đề phát triển đô thị
KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội QHPTĐT Việt Nam, hy vọng: Hội thảo lần này sẽ tập trung vào nghiên cứu và thảo luận một số vấn đề về thực trạng và định hướng quy hoạch, quản lý phát triển của các đô thị ven biển theo mô hình sinh thái, tăng trưởng xanh gắn kết với phát triển du lịch bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ đó đề xuất những giải pháp quy hoạch không gian đô thị ven biển và một số cơ chế chính sách đặc thù, đảm bảo cho sự phát triển xanh bền vững của các đô thị ven biển Việt Nam.
PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi đánh giá, ở nước ta, khu kinh tế biển (KKTB) đã được xây dựng, phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 09/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (ban hành năm 2007). Đến nay, mức độ phát triển KKTB còn ở mức độ khác nhau, chưa đạt được mục tiêu mong đợi, đầu tư nước ngoài thấp, một số khu được điều chuyển chức năng và mục tiêu. Liên quan đến tình trạng hiện nay có nhiều lý do, trong đó có sự đan xen giữa thách thức và cơ hội. Cho nên, KKTB cần phải phát triển theo hướng bền vững để bảo đảm hiệu quả về kinh tế, an toàn sinh thái-môi trường và an sinh xã hội. Chỉ như vậy, KKTB nước ta mới có khả năng hội nhập, sản phẩm tạo ra mới có sức cạnh tranh, mới thu hút được đầu tư nước ngoài,...
Theo PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Quảng Nam quản lý quy hoạch phải quản lý từ đầu nguồn xuống tới biển. Đồng thời, cần nhận diện đúng điểm nghẽn, nút thắt trong phát triển bền vững cho từng KKTB để có mô hình phát triển tương ứng, xanh và bền vững gắn với phát triển không gian văn hóa biển đặc trưng Việt Nam và mang bản sắc địa phương…
Quảng Nam trong chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung bộ
Theo TS.KTS. Trương Văn Quảng, Hội Quy hoạch phát triển Đô thị VN (VUPDA), Quảng Nam là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong những tỉnh có nhiều tài nguyên cảnh quan thiên nhiên đẹp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hoá (nơi có tới 02 di sản văn hóa thế giới) và có tiềm năng đa dạng để phát triển kinh tế biển; là tỉnh có nhiều điều kiện cũng như cơ hội tăng trưởng kinh tế mang tính đột phá; là một trong các cửa ngõ, đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có vị thế đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng...
Hệ thống sông ngòi tự nhiên dài khoảng 900km, phân bố khá đều trong toàn tỉnh với 2 hệ thống sông chính là sông Thu Bồn và sông Tam Kỳ. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều hồ lớn, như: Phú Ninh, Khe Tân, Việt An, Thạch Bàn,... Đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Hoa), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)...
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, giao thương kinh tế, văn hóa với các địa phương trong nước và quốc tế. Đặc biệt giá trị cảnh quan rừng, biển, sông, hồ… nhất là tiềm năng vùng phía Đông (ven biển) của tỉnh có những nét đặc trưng riêng, phong phú và đa dạng…
Trong chuỗi đô thị du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ, Quảng Nam cùng với Đà Nẵng có vai trò, vị thế quan trọng là "cầu nối" hai miền Bắc – Nam vùng Duyên hải Trung Bộ và cửa ngõ mới hướng ra biển Đông của các tỉnh Tây Nguyên, vùng biển và ven biển của tỉnh Quảng Nam được định vị với thương hiệu là đô thị du lịch biển - "Điểm đến hấp dẫn với sự khác biệt", dựa trên các lợi thế về tài nguyên du lịch biển đảo, đầm vịnh, ẩm thực, lịch sử, văn hóa...
Để thực hiện tầm nhìn chiến lược và khát vọng “Phát triển Quảng Nam theo hướng Hiện đại – Xanh – Thông minh và Bền vững”, việc quy hoạch phát triển tổng thể không gian lãnh thổ tỉnh Quảng Nam phải đảm bảo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bố, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, khai thác giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo hướng Hiện đại – Xanh – Thông minh và Bền vững.
Trên cơ sở triết lý quy hoạch “thuận thiên”, dựa vào khung tự nhiên, vị thế mối quan hệ vùng, thực trạng phát triển, các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch đã, đang nghiên cứu, triển khai...
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.
The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.
Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển du lịch, dịch vụ.