Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 4 năm 2020 | 20:51

Quỹ bảo vệ môi trường hỗ trợ "kinh phí" cho 5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn

5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ kinh phí 4 tỷ đồng phục vụ công tác ứng phó hạn mặn.

4 tỷ cho 5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hạn mặn tại các tỉnh, đề xuất các giải pháp chủ động, giảm thiểu các tác động của hạn hán. 

Theo đó, tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, tình hình hạn hán, thiếu nước xảy ra trên phạm vi rộng và trên hầu hết các lưu vực sông xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ngay từ đầu mùa cạn. 

Tại những nơi này, nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn là không nhiều, chỉ từ 40-70%, tùy từng hồ, đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 15-25%. Các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ cũng chỉ tích được 70-80%, nhiều hồ chỉ đạt 40-50%.

xamnhapmandbscl_20200402062026.jpg
Trích Quỹ bảo vệ môi trường 4 tỷ đồng, hỗ trợ cho 5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về hạn mặn

 

Bộ này dự báo, trong những tháng còn lại, đặc biệt là từ tháng 5 đến tháng 8/2020, lượng dòng chảy trên các sông suối ở khu vực này vẫn rất nhỏ, phổ biến thiếu hụt từ 15-70% so với trung bình nhiều năm và có thể gay gắt hơn mùa khô năm 2019. Vì vậy, nguy cơ tiếp tục xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước là rất lớn và có thể sẽ rất nghiêm trọng.

Đối với khu vực ĐBSCL, dự báo xu thế xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long sẽ giảm dần, tuy nhiên do dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về ĐBSCL không được cải thiện nên độ mặn vẫn ở mức cao, tình hình nắng nóng, hạn hán tiếp tục diễn ra; trên các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn xâm nhập mặn duy trì ở mức cao tới cuối tháng 4-2020, sau đó giảm dần. 

Hiện nay, đã có 5 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau, vì thế,Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định trích Quỹ bảo vệ môi trường hỗ trợ mỗi tỉnh 800 triệu đồng.

Báo cáo với Thủ tướng về giải pháp giảm thiểu tác động của hạn hán, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết bộ đã chuyển giao các công trình giếng khoan đã được tìm kiếm, thăm dò và kết cấu thành các giếng khoan khai thác để đầu tư, xây dựng các công trình cấp nước tập trung. 

Đồng thời đã chuyển giao kết quả của chương trình điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất, số liệu quan trắc, dự báo và cảnh báo tài nguyên nước để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn trước mắt cũng như lâu dài, đặc biệt là bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân những vùng đang xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

 

9154082715346682200217884955774265329713152n-1585800434490697300938.jpg

Khai thác nguồn nguồn nước sạch phục vụ nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long

 

Đề xuất miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong dịch Covid-19

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Chính phủ xem xét, trình Quốc hội miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong 6 tháng (ước tính khoảng 600 tỉ đồng), hoặc 1 năm (ước tính khoảng 1.200 tỉ đồng) cho các doanh nghiệp do dịch Covid-19.

Trong lĩnh vực khoáng sản, Bộ đề xuất gia hạn nộp thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2020 (khoảng 5.000 tỉ đồng), giảm mức phí môi trường cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2020 đồng thời giảm 20% mức thu phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất, giảm 30% mức thu phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề xuất Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng cho phép xuất khẩu một số loại khoáng sản như khoáng sản trên mặt thu hồi từ các dự án phát triển kinh tế xã hội nhưng không có nhu cầu chế biến, sử dụng trong nước (cát trắng), khoáng sản khai thác tại các mỏ có quy mô nhỏ lẻ, vùng khó khăn, không thuận lợi khi vận chuyển về các khu vực chế biến tập trung dẫn đến giá thành vận chuyển cao, các loại đá khối, quặng sắt sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Trong báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị Chính phủ xem xét miễn thu tiền sử dụng đất đối với từng loại hình doanh nghiệp thuê đất trả tiền thuê hàng năm để các doanh nghiệp có điều kiện, nguồn lực phục hồi sản xuất, kinh doanh.

 

Vụ cá chết bất thường ở sông Mã: Phát hiện các công ty xả thải trực tiếp

Những ngày gần đây, trên sông Mã, thuộc địa bàn 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, hàng tấn cá nuôi lồng đã chết bất thường. Kiểm tra các cơ sở sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã phát hiện cơ sở sản xuất bột giấy, giấy vàng mã xả thải trực tiếp ra sông Mã.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra 5 cơ sở sản xuất bột giấy và giấy vàng mã trên địa bàn huyện Bá Thước, Quan Hóa. Kết quả kiểm tra, Công ty TNHH Tân Thái Thanh là cơ sở sản xuất giấy vàng mã đã xả thải trực tiếp nước seo giấy ra sông Mã, tại xã Thiết Kế (Bá Thước).

vu ca chet bat thuong o song ma: phat hien cac cong ty xa thai truc tiep hinh 1

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng vào cuộc sau khi nhận được thông tin cá chết trên sông Mã.

 

Tiếp đó, đoàn đã phát hiện 2 cơ sở sản xuất giấy vàng mã có công trình xử lý nước thải chưa được đầu tư hoàn chỉnh, nước tràn bề mặt đang chảy ra sông Mã. Đó là của Công ty CP TNHH sản xuất thương mại Đồng Tâm (thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước) và Hợp tác xã Sông Mã tại xã Phú Nghiêm (huyện Quan Hóa).

Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, Quan Hóa kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan. Do không kịp thời kiểm tra, giá sát, ngăn chặn các cơ sở sản xuất bột giấy và giấy vàng mã xả thải ra môi trường; giao các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra, xác định nguyên nhân cá chết trên sông Mã và có biện pháp tham mưu xử lý.

Trước đó, từ ngày 31/3, cá tự nhiên, cá nuôi lồng trên sông Mã, bị chết bất thường với số lượng lớn. Thống kê của địa phương, số lượng cá tự nhiên và cá nuôi lồng trên sông Mã bị chết lên tới hơn 6,5 tấn. Số hộ thiệt hại là 31 hộ với 42 lồng cá, tổng số cá nuôi bị chết là 4,5 tấn và cá tự nhiên khoảng hơn 2 tấn./.

 

 

 

Chí Thanh (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top