Tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển công nghiệp thương mại và dịch vụ tới năm 2020, quy hoạch lại hạ tầng giao thông vùng là những vấn đề trọng tâm của Diễn đàn kinh tế Đông Nam Bộ (ĐNB) năm 2017. Trong đó, vấn đề quy hoạch lại hạ tầng giao thông vùng có tác động không nhỏ tới sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và của thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng.
Hạ tầng giao thông, yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế vùng ĐNB.
Quy hoạch lại vùng ĐNB cho tầm nhìn mới
ĐNB và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế quan trọng của cả nước. Khu vực ĐNB đang hội tụ những lợi thế vượt trội và có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Điều này được minh chứng khi khu vực ĐNB đóng góp tới 40% GDP, gần 60% thu ngân sách quốc gia. Cùng với đó, mức GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần bình quân cả nước.
Với tầm quan trọng của vùng kinh tế ĐNB, PGS.TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng đưa ra đề xuất quy hoạch lại vùng trên một tầm nhìn mới. Cụ thể, cần xác định lại cấu trúc vùng của khu vực ĐNB, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng TP.Hồ Chí Minh. Theo đó, cần thống nhất với quy hoạch và chiến lược phát triển toàn vùng, gắn với vai trò “đầu tàu” và “hạt nhân phát triển” vùng của TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời định hướng công nghệ cao (CMCN 4.0) và hội nhập, cạnh tranh để phát triển toàn cầu.
Cũng theo ông Thiên, cần thực hiện các nhiệm vụ chiến lược như quy hoạch, phân bố nguồn lực cấp vùng theo định hướng phân công ngành tổng quát để bảo đảm liên kết, phối hợp phát triển ngành và đô thị. Phát triển giao thông kết nối vùng, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời phối hợp giải quyết vấn đề môi trường.
Ông Lê Viết Thuỵ, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho biết, trong công tác quản lý quy hoạch đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và 4 vùng kinh tế của cả nước nói chung sau khi được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch 6 năm, các vùng kinh tế trọng điểm vẫn chưa phát huy được hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, xét về điều phối, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thực hiện hiệu quả và tốt nhất so với 3 vùng còn lại.
Bên cạnh đó, ông Thuỵ cũng chỉ ra những bất cập trong công tác quy hoạch. Cụ thể, việc quy hoạch trong thời gian qua có nhiều chồng chéo, vì nhiều chương trình khác cùng quy hoạch, không có đầu mối quản lý. Đó chính là một trong các rào cản, mâu thuẫn ảnh hưởng cho sự phát triển của vùng. Vì thế, vùng nên có sự thống nhất về quy hoạch chung để tìm được sự đồng nhất.
Hạ tầng giao thông là “mạch máu” trong kết nối vùng: Cần đi trước
Nhấn mạnh vai trò của hạ tầng giao thông trong việc kết nối các tỉnh trong vùng kinh tế ĐNB, ông Vũ Trọng Bình, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương (Ban Kinh tế Trung ương), nhấn mạnh, khu vực ĐNB phát triển không chỉ từ nội lực vùng mà còn nhờ nhiều vùng kinh tế khác. Ví dụ tại Đồng Nai, công nghiệp chiếm 58% trong cơ cấu kinh tế, thương mại dịch vụ 37%, còn lại là nông nghiệp. Phát triển công nghiệp trong thời gian qua tại Đồng Nai nhờ vào sự thuận lợi về địa kinh tế. Bên cạnh đó, Đồng Nai có vị trí tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh, do đó, có nhiều điều kiện kết nối với hạ tầng giao thông trong khu vực. Do hạ tầng đi trước một bước, việc thu hút đầu tư nước ngoài của Đồng Nai tính đến thời điểm hiện tại đạt hơn 26 tỷ USD.
TS.Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Phó chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), cho biết, khi đã tiến hành quy hoạch thì phải xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông kết nối. Ví dụ khi Đồng Nai tiến hành xây dựng khu đô thị Nhơn Trạch, ông từng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nếu muốn làm đô thị Nhơn Trạch, điều đầu tiên phải xây cầu qua Cát Lái. Điều này sẽ kéo theo sự phát triển của Nhơn Trạch, có thể ví như quận 2 của TP. Hồ Chí Minh.
Cũng trong thời gian qua, việc phát triển mạnh mẽ hệ thống hạ tầng giao thông của các tỉnh trong khu vực kéo theo sự phát triển của thị trường BĐS khi hàng loạt dự án được đầu tư xây dựng dọc các trục đường giao thông chính kết nối các tỉnh xung quanh khu vực TP.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, trong số 10 chương trình chiến lược về kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng TP.Hồ Chí Minh do Bộ Xây dựng dự thảo, có 8 chương trình về giao thông công cộng, đó là phát triển các tuyến đường vành đai 1 - 2 và 3. Phát triển giao thông công cộng vùng trung tâm, phát triển hệ thống đường sắt nội đô và liên kết vùng, phát triển hệ thống cảng biển, phát triển các tuyến quốc lộ hướng tâm, phát triển các tuyến đường cao tốc liên vùng, xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, tăng cường hệ thống giao thông thủy kết nối quốc tế và ĐBSCL.
Mạnh Tiến - Thái An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.