Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai đã được Quốc hội thông qua, các bước chuẩn bị cho giải phóng mặt bằng, tổ chức chọn thiết kế Cảng hàng không phù hợp đều được triển khai. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại tiến độ lập báo cáo nghiên cứu khả thi bị chậm khoảng 8 tháng. Nguyên nhân là do quy trình thủ tục tổ chức thi tuyển để lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách.
Trong báo cáo gửi lên Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Long Thành – Đồng Nai), Bộ Giao thông vận tải, cho biết tiến độ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã bị chậm khoảng 8 tháng. Nguyên nhân được cho là do quy trình thủ tục tổ chức thi tuyển để lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách. Cụ thể, trước khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, Bộ Giao thông vận tải và chủ đầu tư (Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV) đã tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách sân bay Long Thành. Qua đó, ACV đã tổ chức trao giải cho 3 phương án được xếp hạng cao nhất. Trên cơ sở phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách được lựa chọn, ACV đang triển khai thực hiện quy trình thủ tục để lựa chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật, dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua vào tháng 10/2019.
Dự án Càng Hàng không quốc tế Long Thành hiện đang bị chậm báo cáo khả thi đã gần 1 năm
Trước đó, tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 được Quốc hội thông qua thì giai đoạn 1 của dự án chậm nhất phải hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025, tiến độ triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành về cơ bản vẫn được đáp ứng. Dự kiến sân bay quốc tế Long Thành sẽ có tổng số vốn đầu tư gần 337.000 tỷ đồng tương đương hơn 16 tỉ USD, được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Dự kiến khi Càng hàng không Quốc tế Long Thành đi vào hoạt động sẽ là sân bay quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực có công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Theo thiết kế, dự án Cảng hàng không sẽ được chia làm 3 giai đoạn đầu tư và dự kiến hoạt động từ năm 2025. Cụ thể, giai đoạn 1 của dự án sẽ đầu tư 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất đến năm 2025, hoàn thành và đưa vào khai thác. Giai đoạn 2 đến năm 2035 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách để nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm. Trong giai đoạn 3 sau năm 2035 sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.