Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang gặp phải tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, nguyên nhân một phần bởi sự quản lý chưa chặt chẽ của các cơ quan chức năng, nhất là các quận, huyện. Trước bất cập này, UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ công khai xin ý kiến rộng rãi nhân dân thành phố nhằm có được một dự thảo tốt nhất để thành phố ký ban hành ngay trong tháng 9/2016 về việc phân lô, tách thửa.
Trên cơ sở thực tế tại các vùng ven ngoại thành TP. Hồ Chí Minh về việc tách thửa, chia lô, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 33 (33/2014/QĐ - UBND) quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa, quyết định này thay thế cho Quyết định 19 (19/2009/QĐ - UBND). Mục đích của quyết định số 33 quy định về việc tách thửa đối với đất ở cho phù hợp với thực tiễn sử dụng đất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế lại xuất hiện mặt trái là tình trạng chia lô, tách thửa trở lên tràn lan, nhiều nơi “băm nát” quy hoạch chung của thành phố. Nguyên nhân một phần cũng do sự buông lỏng quản lý về tách thửa, phân lô, bán nền của các cơ quan, của chính quyền địa phương.
Bên cạnh đó, việc đầu tư cho hạ tầng giao thông của những dự án phân lô, bán nền hầu như chưa đảm bảo. Bên trong các dự án thường chỉ có một con đường bê tông hoặc trải nhựa rộng 4-5m, không có vỉa hè và trong quá trình xây dựng người dân cũng không chừa khoảng lùi phía trước, sau theo quy định. Trong khi đó tại Quyết định 33, quy định khu đất được phép tách thửa phải “đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu”.
Tình trang phân lô, bán nền diễn ra tràn lan đặc biệt tại vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh
Chính vì quy định không nêu cụ thể quy chuẩn đường giao thông phải đảm bảo rộng 7m hay 10m, do đó hầu như chủ đầu tư nào cũng muốn làm đường thật nhỏ nhằm giảm chi phí và dành đất để bán. Cần nói thêm, những khu phân lô, bán nền chủ yếu mọc lên ở khu vực dân cư tự phát, hạ tầng giao thông hiện hữu thường là đường đất, đường hẻm, vậy nên khó trách “chủ đầu tư” làm đường chỉ đáp ứng yêu cầu “đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu”.
Nhằm khắc phục tình trạng này, trong kỳ họp thứ 2 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa XI, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Văn Khoa, cho biết sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện nghiên cứu để bổ sung, điều chỉnh, thậm chí nếu cần có thể thay thế bằng một quyết định mới về phân lô, tách thửa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, ngăn ngừa những khiếm khuyết trước đây. Đồng thời, yêu cầu chậm nhất là đầu tháng 9, Sở Tài nguyên và Môi trường phải dự thảo xong vấn đề, công khai xin ý kiến rộng rãi nhân dân thành phố nhằm có được một dự thảo tốt nhất để thành phố ký ban hành ngay trong tháng 9/2016.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.