Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 9 năm 2017 | 12:23

Sau chu kỳ 5 năm, thị trường BĐS tiếp tục tăng trưởng

KTNT- Vụ Công Nghiệp thuộc Ban kinh tế Trung ương vừa có buổi làm việc với Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) xoay quanh các vấn đề thực trạng phát triển của thị trường bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, khái quát về thực trạng của thị trường BĐS condotel và officetel cũng như một những kiến nghị liên quan đến chính sách nhằm phát triển thị trường BĐS một cách bền vững.

5 quy luật chi phối thị trường BĐS

Tại buổi làm việc, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã điểm lại diễn biến của thị trường từ năm 2006 đến nay. Ông Châu nhấn mạnh việc thị trường BĐS chiếm vị trí quan trọng đối với nền kinh tế đất nước có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính tiền tệ, thị trường nguyên vật liệu xây dựng, thị trường lao động. Cùng với đó, ông Châu cũng nêu ra việc thị trường BĐS tại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua diễn biến theo hình sin đối xứng và phụ thuộc 5 quy luật như, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quan hệ cung – cầu, chính sách cơ chế điều tiết vĩ mô của Nhà nước, hành vi đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư dưới sự tác động của chính sách, cơ chế hoặc do yêu cầu của thị trường.

Nhận định về thị trường BĐS những tháng đầu năm 2017, ông Lê Hoàng Châu nhận định thị trường đã có dấu hiệu chững lại tập trung ở loại hình BĐS cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng nhưng nhìn toàn cục thị trường vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định. Cùng với đó, dự báo trong giai đoạn 2016 – 2020 thị trường vẫn giữ được sự phát triển tương đối ổn định đồng thời có sự tái cơ cấu sản phẩm để giải quyết hiện tượng lệch pha cung - cầu đang thiên về phân khúc BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, chuyển mạnh sang phân khúc nhà ở, căn hộ vừa và nhỏ, có giá vừa túi tiền đang có nhu cầu thực rất lớn, có tính thanh khoản cao. Kiểm soát tín dụng chặt chẽ để khắc phục hiện tượng lệch pha dòng tiền, tín dụng vào một số doanh nghiệp lớn.

5 quy lut chi phi mnh m th trường BĐS TP. H Chí Minh trong nhng năm qua

Để phát triển bền vững loại hình BĐS condotel, tại buổi làm việc HoREA đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp. Trong đó, về pháp luật hiện hành, hiện nay các quy định pháp luật hiện hành về cơ bản đã có thể điều chỉnh được loại hình căn hộ condotel, nhưng cần được tiếp tục hoàn thiện hơn. Cụ thể, về quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể đối với loại hình công trình căn hộ condotel, Hiệp hội nhận thấy tiêu chuẩn phòng khách sạn (không có nhà bếp riêng), căn hộ khách sạn (có nhà bếp riêng), biệt thự trong khu du lịch nghỉ dưỡng, đã có tiêu chuẩn tùy theo khách sạn, resort 5 sao, 4 sao... Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp Bộ Văn hóa, thể thao, du lịch để hoàn thiện bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể đối với loại hình công trình căn hộ condotel. Bên cạnh đó, pháp luật về đất đai HoREA nhận định vấn đề này đã được quy định rõ tại khoản 3 điều 126 Luật Đất đai về thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư không quá 50 năm, tại những vùng khó khăn thì không quá 70 năm. Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ condotel thuộc đối tượng được sử dụng đất có thời hạn do không phải là dự án nhà ở. Do vậy, nhà đầu tư mua căn hộ condotel sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ và quyền sử dụng đất có thời hạn theo thời hạn sử dụng đất của dự án, khi hết hạn sử dụng đất thì được gia hạn nếu có nhu cầu theo quy định của pháp luật. Hiệp hội nhận thấy các chủ đầu tư đề xuất hình thức giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, không hình thành đơn vị ở đối với căn hộ Condotel là không phù hợp với quy định của Luật Đất đai.

Cần chính sách hỗ trợ cho người nghèo có nhà

Vấn đề cần có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cũng được đề cập tại buổi làm việc. Theo đó, ông Châu nêu vấn đề các doanh nghiệp đang làm NƠXH chưa nhận được sự hỗ trợ tối đa về chính sách. Cụ thể, ông Châu nêu dẫn chứng Công ty Lê Thành ở thời điểm hiện tại đã đưa ra thị trường 6.000 căn nhà giá rẻ cho TP. Hồ Chí Minh, mô hình cho thuê 49 năm với giá dao động khoảng 300 triệu/căn và hiện là doanh nghiệp tư nhân duy nhất làm mà không nhận được sự hỗ trợ từ chính sách phát triển NƠXH. “Đứng trước những khó khăn về vốn, tiền sử dụng đất… khiến các chủ đầu tư không mấy mặn mà với việc xây dựng các dự án NƠXH, thậm chí có người còn muốn trả lại những dự án NƠXH này”, ông Châu chia sẻ.

Người đứng đầu Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội cần hỗ trợ thông tin để cùng nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng NƠXH. Cụ thể, việc chủ đầu tư dự án được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời người tiêu dùng được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê, thuê mua NƠXH, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Đối với việc thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay.

Cùng với đó hiện giá nhà đang tăng cao hiện cao hơn hàng chục lần so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Hàn Quốc do đó việc thiếu nguồn cung về nhà ở giá rẻ, nhà ở diện tích nhỏ và việc giá BĐS tăng cao thời gian qua đang khiến giấc mơ an cư của người nghèo tại đô thị thêm xa vời. Đáng báo động là trong số đó những người nghèo đang dần dần mất khả năng mua nhà, giấc mơ an cư đang dần xa tầm với.

Những ý kiến của Ban chấp hành Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, cộng đồng doanh nghiệp BĐS của thành phố tại buổi làm việc cũng được ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp thuộc Ban kinh tế Trung ương ghi nhận và sẽ tham mưu cho Chính phủ có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phát triển bền vững thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh nói riêng và thị trường BĐS Việt Nam nói chung./.

Mnh Tiến

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top