Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2017 | 8:42

Sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai tại Thái Bình, Đồng Tháp, Cần Thơ

Theo Thanh tra Chính phủ (TTCP), mới đây đã công bố quyết định sẽ thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đất đai và công tác quản lý về đất đai trên địa bàn 3 tỉnh là Thái Bình, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ.

Theo đó, tại tỉnh Thái Bình, Đoàn Thanh tra của TTCP gồm 6 thành viên do ông Trần Hữu Lợi, Phó Cục trưởng Cục I làm trưởng đoàn sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, đất đai và môi trường. Thời kỳ thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng là giai đoạn 2011 – 2016 và thực hiện pháp luật đất đai, môi trường là giai đoạn 2006 - 2016. Thời gian thanh tra là 60 ngày làm việc thực tế từ ngày công bố quyết định thanh tra không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định.

Tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn Thanh tra gồm 8 thành viên là công chức Cục III do Phó Cục trưởng Cục III Đỗ Duy Phức làm trưởng đoàn tiến hành thanh tra với các nội dung như công tác chấp hành quy định pháp luật quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, quản lý và sử dụng đất của tỉnh Đồng Tháp, trong giai đoạn từ ngày 1/1/2012 đến 30/6/2017. Thời hạn thanh tra là 70 ngày kể từ ngày công bố quyết định, không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định pháp luật. 

Ông Đặng Công Huẩn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ trong buổi công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai tại các địa phương trên

Tại TP. Cần Thơ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác của UBND TP Cần Thơ. Theo đó, TTCP sẽ tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật về chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác của UBND TP. Cần Thơ. Thời kỳ thanh tra từ 16/2/2007 đến ngày 31/7/2017, trường hợp cần thiết có thể xem xét trước và sau thời kỳ này. Thời hạn thanh tra là 50 ngày kể từ ngày công bố quyết định, không kể ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định pháp luật. Đoàn Thanh tra sẽ gồm 4 thành viên là thanh tra viên của Cục III, do ông Từ Thanh Sơn, Trưởng phòng Nghiệp vụ 3, Cục III làm trưởng đoàn.

Để giám sát hoạt động thanh tra, lãnh đạo TTCP đã thành lập tổ giám sát do ông Ngô Khánh Luận, Trưởng phòng Nghiệp vụ III, Vụ Giám sát thẩm định và xử lý sau thanh tra, làm tổ trưởng.

Trước đó, ông Đặng Công Huẩn, cho biết do khối lượng công việc lớn, thời gian thanh tra kéo dài nên lãnh đạo TTCP đề nghị Đoàn thanh tra phải phối hợp tốt với các cơ quan chức năng để bảo đảm tiến độ, chất lượng thanh tra, đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, trong quá trình thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra phải bảo đảm kỷ luật thông tin, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, từ kết quả thanh tra trong thực tiễn cần phân tích, đánh giá, những tồn tại bất cập của cơ chế để kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Mạnh Tiến

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top