Đại diện Vụ Chính sách Pháp chế (Tổng cục Quản lý đất đai) cho biết, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai 2013 vào tháng 2/2020.
Còn nhiều bất cập, chồng chéo
Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) đã tổ chức hội thảo “Tăng cường nhận thức trong thực thi chính sách pháp luật và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất”. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Sở TN&MT các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên; tổ chức chính trị xã hội, Hội Nông dân, UBMTTQ các tỉnh, thành phố, Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên và công đồng dân cư khu vực tổ chức…
Theo Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/1/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, đến nay, sau 5 năm triển khai thưc hiện, Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong tổ chức, thực thi pháp luật và một số nội dung phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh dẫn tới chưa khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2015 đến năm 2018 trong số 21.274 đơn thư mà Bộ nhận được thì có 8.330 đơn thư đủ điều kiện xử lý. Trong đó có 216 vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ, 1.502 vụ việc được địa phương giải quyết hết thẩm quyền nhưng công dân vẫn tiếp tục khiếu nại, 6.612 vụ việc địa phương chưa giải quyết hết thẩm quyền, công dân tiếp tục khiếu nại vượt cấp đến các cơ quan trung ương.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2019, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện 167 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai đối với 738 tổ chức, cá nhân; phát hiện 17% số đối tượng được thanh tra có vi phạm pháp luật đất đai; Xử phạt vi phạm hành chính 36 tổ chức, cá nhân với số tiền 815 triệu đồng; kiến nghị truy thu 2.450 triệu đồng; kiến nghị thu hồi 5 ha đất.
Từ thực tế đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nhằm khắc phục những tồn tại bất cập nêu trên đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn sắp tới.Ví dụ như việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực đất đai vẫn chưa thực sự thống nhất, đồng bộ. Trong khi đó, công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai có nơi, có lúc thực hiện còn hình thức, chưa thường xuyên, thiếu thực chất.
Cần sớm hoàn thiện pháp lý về Condotel
Ông Chu Hồng Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, Luật Đất đai 2013 đã cho thấy một số nội dung phát sinh nhưng pháp luật về đất đai chưa có quy định điều chỉnh, một số có điều chỉnh nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn triển khai tại các địa phương. Trong đó, nổi bật và được dư luận xã hội quan tâm đó là pháp lý về các loại hình mới như condotel, officetel.
Ông Sơn cho biết, dự thảo sửa đổi Luật Đất đai dự kiến sẽ được trình Chính phủ vào tháng 2/2020, trong đó sẽ có đề cập đến vấn đề “định danh” cho condotel và các pháp lý liên quan đến loại hình căn hộ nghỉ dưỡng này. Hiện Bộ Tài nguyên & Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan đã có những điều tra, khảo sát, nghiên cứu về pháp lý của các loại hình mới như condotel, officetel, shophouse… và sẽ tổng hợp, nếu kịp sẽ bổ sung trong dự thảo sửa đổi Luật Đất đai để trình Chính phủ.
Còn theo ông Nguyễn Quang Vinh cần thay đổi về các tiếp cận, đặt vấn đề và trả lời vấn đề về condotel. Condotel không phải không đúng, nhưng do tên gọi này chưa được định danh trong quy định của pháp luật nên các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất đối với loại hình căn hộ này đang nghẽn toàn bộ. TP. Đà Nẵng chưa cấp bất kỳ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào đối với căn hộ nghỉ dưỡng – condotel. “Phải nhìn nhận cho đúng. Cấp quyền sử dụng đất phải nhìn vào mục đích sử dụng đất tại vị trí, khu vực, lô đất đó. Nếu xây dựng trên đất ở thì được bán, chuyển nhượng căn hộ là hợp lý. Nếu xây dựng trên đất thương mại dịch vụ thì không được phép bán căn hộ. Bởi đất ở thì vẫn là đất ở, vẫn phải được công nhận. Chứ condotel thực ra chỉ là cái tên”, ông Vinh nói và cho biết cách nhìn nhận vấn đề này cũng xuất phát từ hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trước đó, trong buổi họp báo quý II/2019 do UBND TP. Đà Nẵng tổ chức, ông Vinh cũng xác nhận thông tin chưa có hành lang pháp lý cho các loạt hình mới như condotel, officetel, shophouse vì vậy người có ý định mua các sản phẩm này cần thận trọng trong giao dịch. Hiện Bộ Tài nguyên & Môi trường đang phối hợp với Bộ Xây dựng và một số bộ ngành liên quan gấp rút nghiên cứu để bổ sung tính pháp lý đối với những loại hình hoàn toàn mới này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.