Dự án Gateway Thảo Điền (quận 2, TP. Hồ Chí Minh) được biết đến là dự án nhiều tai tiếng khi bị tố thi công trên phần đất chưa đền bù, làm sụt lún đường của người dân quanh khu vực. Gần đây, đại diện Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh khẳng định, dự án chưa đủ điều kiện huy động vốn.
Để hiểu thêm về vấn đề này, phóng viên báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Khuyên, Phó trưởng phòng Phát triển nhà và Thị trường Bất động sản thuộc Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh xung quanh dự án này.
>> Kiểm tra hiện trạng dự án Gateway Thảo Điền
>> Dự án Gateway thi công làm lún đường khu dân cư
>> Đề nghị đình chỉ xây dựng Dự án Gateway
PV: Thưa bà, dự án Gateway đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính của toàn bộ công trình đối với nhà nước chưa?
Bà Nguyễn Thị Khuyên: Giữa tháng 1-2016, dự án Gateway Thảo Điền đã mời đại diện Sở Xây dựng xuống kiểm tra tiến độ thi công của dự án thì khối A đã thi công xong phần móng, khối B hiện đang thi công còn khối C chưa thi công. Về việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính của toàn bộ công trình tới thời điểm hiện tại chúng tôi khẳng định là chưa, nhà nước chưa xác nhận điều này, cơ sở pháp lý chưa xác nhận điều này. Tuy nhiên, phía chủ đầu tư dự án Gateway Thảo Điền đã đóng số tiền 79 tỷ đồng trên 120 tỷ đồng quyền sử dụng đất nhà nước đã ấn định. Tiền sử dụng đất phải được cấn trừ vào tiền giải phóng mặt bằng.
Dự án Gateway Thảo Điền, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
PV: Thưa bà, một trong những điều kiện để ra hợp đồng mua bán là phía chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước?
Bà Nguyễn Thị Khuyên: Nếu nói hoàn thành thì dự án Gateway Thảo Điền chưa hoàn thành, tuy nhiên phía chủ đầu tư đã đóng số tiền 79 tỷ đồng, được Chi cục thuế quận 2 xác nhận điều này. Chưa hoàn thành hết thì đúng, còn nói chưa đóng thì không phải. Về mặt pháp lý thì chưa có, nhưng về tình do nhà nước mình làm chưa xong chứ không phải do phía chủ đầu tư.
PV: Nếu huy động vốn theo hình thức ký hợp đồng mua bán, nếu có rủi ro thì khách hàng phải chịu?
Bà Nguyễn Thị Khuyên: Sở Xây dựng đang xem xét, phía chủ đầu tư đã làm đơn lên Sở Xây dựng. Nhưng về rủi ro đương nhiên có rủi ro, tuy nhiên công ty đã đóng tiền sử dụng đất 79 tỷ đồng, còn nhà nước nếu hoàn thành xong hồ sơ cũng mất khoảng thời gian 6 tháng.
PV: Vậy phía công ty đã huy động vốn bằng việc bán căn hộ cho khách hàng, nếu sau này công ty không hoàn thành nghĩa vụ tài chính của toàn bộ công trình thì không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, người dân sẽ khó có chứng nhận sở hữu nhà ở?
Bà Nguyễn Thị Khuyên: Người mua nhà người bán nhà đều phải làm theo quy định của pháp luật. Tranh chấp dân sự cả 2 bên phải chịu, còn còn công ty sai thì Sở Xây dựng sẽ xử lý. Còn chuyện dân phản ánh thì phải có chứng từ, hợp đồng mua bán. Cả hai bên mua bán đều phải có trách nhiệm chứ không thể đổ một mình cho chủ đầu tư được.
PV: Vậy về phía cơ quan nhà nước khi biết công ty chưa đủ điều kiện thì không thể cho công ty bán?
Bà Nguyễn Thị Khuyên: Sở Xây dựng đang xem xét quá trình cho công ty bán, chưa có văn bản nào cho bán, còn chuyện công ty làm sai thì đều phải chịu quy định của pháp luật, đồng thời người đi mua thấy hồ sơ chưa đủ thì không nên mua.
PV: Vậy chủ đầu tư mà muốn ký hợp đồng mua bán căn hộ bắt buộc phải có văn bản của Sở Xây dựng đồng ý đủ điều kiện bán?
Bà Nguyễn Thị Khuyên: Đúng, chuyện điều kiện thế nào thì Sở Xây dựng xem xét trên cơ sở pháp luật, còn người dân lách luật ở ngoài là chuyện của người dân.
PV: Vâng, xin cảm ơn bà!
Luật sư Nguyễn Văn Kiệm – Văn phòng luật sư Phạm Sơn (Hà Nội)
Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng luật sư Phạm Sơn (Hà Nội) cho biết, theo điều 55 Luật Kinh doanh Bất động sản được Quốc hội Ban hành vào ngày 25/11/2014, thì điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh:
1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Nhóm PV bất động sản
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.