Trước nhu cầu xây dựng nhà ở tăng rất cao trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua, thành phố đã bước đầu cải cách thủ tục này, giúp giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Việc cấp phép xây dựng được xem là một trong những thủ tục nhiêu khê tại TP. Hồ Chí Minh khi mà nhu cầu xây dựng nhà ở tăng rất cao trong thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà ở cho biết, thủ tục cấp phép xây dựng là một trong những khâu khó và khổ nhất bởi để hoàn thiện được hồ sơ phải trải qua nhiều khâu khác nhau và phải “gõ cửa” nhiều sở trước khi nộp lên Sở Xây dựng.
Theo luật, có giấy phép xây dựng nhà đầu tư mới được xây móng, mà xây móng xong mới được bán sản phẩm. Do vậy, để kịp bán hàng đúng thời điểm thị trường tốt, không ít doanh nghiệp phải lách luật bằng cách cho khách hàng đặt cọc giữ chỗ, thay vì ký hợp đồng chính thức.
Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, theo quy định, việc cấp phép xây dựng được tiến hành tuần tự theo ba bước: Thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật và cấp phép xây dựng. Chủ đầu tư lần lượt hoàn thành từng bước rồi đến nộp hồ sơ tại sở và trải qua nhiều lần đi lại mới được cấp phép xây dựng. Thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép xây dựng theo ba bước trên phải mất 122 ngày làm việc.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng được UBND Thành phố vừa chấp thuận cho thí điểm việc gộp ba thủ tục trong quy trình cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền của sở nộp chung một lần. Cụ thể, khi áp dụng quy trình liên thông một cửa, ba bước trên sẽ được tiến hành song song và chủ đầu tư chỉ phải đến nộp một lần tại Sở Xây dựng. Qua đó, thời gian xử lý hồ sơ giảm xuống chỉ còn 42 ngày, kể cả thời gian lấy ý kiến các sở, ngành có liên quan. Như vậy, khi áp dụng quy trình cấp phép xây dựng mới này, thời gian xử lý hồ sơ đã giảm tới 80 ngày làm việc.
Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, song song với thí điểm trên, sở cũng đã áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, nhận hồ sơ qua mạng, trả hồ sơ trực tiếp. Ban đầu, lượng hồ sơ nộp qua mạng chỉ đạt chưa tới 10%, nhưng đến nay lượng hồ sơ nộp qua mạng đã tăng lên gần 70%. Điều này cho thấy người dân đã bắt đầu làm quen với phương thức nộp hồ sơ qua mạng, giảm thời gian đi lại cũng như chi phí sao y hồ sơ. Trong thời gian tới sở sẽ nâng lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, nhận và trả kết quả đều được tiến hành qua mạng.
Liên quan đến vấn đề cải cách hành chính ngành xây dựng, Sở Xây dựng sẽ tham mưu UBND thành phố kiến nghị trung ương chấp thuận cho phép thành phố giảm ba thủ tục (thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật và cấp phép xây dựng) thành một thủ tục duy nhất là: Cấp phép xây dựng. Qua đó, giúp thủ tục cấp phép xây dựng được tinh giản, đáp ứng mục tiêu đặt ra là cải cách hành chính một cách thực chất, hiệu quả.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng thành phố cũng đề xuất tổ chức lại bộ máy thanh tra xây dựng. Cụ thể, cho phép thành phố thí điểm chuyển 85% lực lượng thanh tra xây dựng của sở về quận, huyện. Lý do vì mỗi năm các quận, huyện cấp tới 55.000 giấy phép xây dựng. Về nguyên tắc, cơ quan nào cấp phép thì cơ quan đó quản lý sau cấp phép mới sâu sát và hiệu quả. Việc chuyển thanh tra xây dựng về quận, huyện kết hợp với lực lượng trật tự đô thị ở quận, huyện thành đội quản lý trật tự xây dựng đô thị sẽ phát huy hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.