Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 9 năm 2021 | 9:0

Sơn La phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%

Từ năm 2016, trung bình mỗi năm tỷ lệ che phủ rừng ở tỉnh Sơn La tăng 0,6%. Tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu đến năm 2025, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 50%.

Sơn La từng được mệnh danh là “thủ phủ” trồng cây ngô, hàng năm số vụ phá rừng để lấy đất canh tác vẫn còn, tỷ lệ che phủ rừng chưa cao. Nhưng những năm qua, Sơn La luôn chú trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Công tác tuyên truyền bảo vệ và phát triển rừng đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng.

Tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2025 nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 50%.

 

Đặc biệt, công tác quản lý, bảo vệ rừng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, do vậy, độ che phủ rừng của Sơn La tăng ổn định qua các năm, từ 42,4% (năm 2016) lên 45,4% (năm 2020). Giai đoạn 2016-2020, độ che phủ rừng toàn tỉnh tăng bình quân 0,6%/năm, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn đạt 5.300 tỷ đồng.

Việc xây dựng, quản lý quy hoạch 3 loại rừng được điều chỉnh kịp thời đồng bộ với yêu cầu tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La. Giờ đây, hệ thống tổ chức bộ máy, các quy định của pháp luật và cơ chế chính sách về phát triển lâm nghiệp được hoàn thiện, đặc biệt là cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát triển rừng gắn với giảm nghèo đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Sơn La phấn đấu bảo vệ và phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng có giá trị kinh tế; phấn đấu nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt ổn định 50% vào năm 2025, từ đó nâng giá trị của rừng vào phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng theo hướng bền vững và có hiệu quả cao, nhằm phát huy giá trị nhiều mặt của rừng; gắn với cơ cấu lại ngành Lâm nghiệp và lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững; chương trình phát triển nông, lâm nghiệp trọng điểm của các tỉnh...

Để đạt được những mục tiêu nói trên, Sơn La xác định thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng; tập trung chỉ đạo việc cập nhật và kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng của địa phương trong kỳ quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia giai đoạn 2021-2030 theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với các quy hoạch của ngành, tỉnh...

Sơn La phấn đấu đến năm 2025, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định ở mức 50%, nâng diện tích rừng toàn tỉnh đạt trên 650.000ha (bao gồm cả diện tích cây ăn quả trên đất dốc). Quy mô diện tích rừng được xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trên 100.000 ha; đẩy mạnh việc cấp chứng chỉ rừng đối với diện tích rừng đủ điều kiện. Đồng thời, tiến hành khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng 20.000 ha, trồng mới 9.300 ha rừng tập trung, mỗi năm trồng 0,5 triệu cây phân tán.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top