Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 1 năm 2020 | 14:1

Sự kiện 24/7: Đã uống rượu, đi xe đạp cũng bị phạt

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Đây là một điều hết sức mới so với trước đây.

say-ruou.jpg
Tổ công tác thuộc đội CSGT Hàng Xanh xử lý người vi phạm nồng độ cồn tối 2-1 - Ảnh: MINH HÒA

 

Nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn được tổ công tác thông báo mức phạt cũng như thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe đã phải “ngỡ ngàng” sau đó khóc lóc, than khổ để được bỏ qua...

3 ngày áp dụng luật mới, 70 người "uống rượu bia vẫn lái xe" ở TP.HCM bị phạt

3 ngày sau khi áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP, CSGT TP.HCM đã kiểm soát, lập biên bản 559 trường hợp, tạm giữ 44 xe máy, 1 ôtô, trong đó có 70 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Theo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM, từ 0h ngày 1-1 đến 6h ngày 3-1, đã kiểm soát 872 trường hợp, lập biên bản 559 trường hợp, tạm giữ 44 máy, 1 ôtô, phạt tại chỗ 86 trường hợp với tổng số tiền phạt 13.130.000 đồng.

Trong đó, 70 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 160 trường hợp vi phạm tốc độ, 37 trường hợp chạy ngược chiều và không chấp hành hiệu lệnh đèn, 3 trường hợp không đội nón bảo hiểm, 11 trường hợp không giấy phép lái xe.

Cũng theo PC08, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý các lỗi vi phạm, một số người dân vi phạm vẫn chưa tiếp cận được nghị định mới nên còn bỡ ngỡ. CSGT vừa làm nhiệm vụ vừa tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hiểu rõ luật, chấp hành.

Đặc biệt, khi xử lý người vi phạm nồng độ cồn, CSGT thường vấp phải sự phản ứng, không hợp tác của người vi phạm.

Thấy chốt kiểm tra nồng độ cồn, tài xế bỏ ôtô chạy… lấy người

Tối 3/1, Đội cảnh sát giao thông, trật tự Công an TP. Vinh, Nghệ An lập các chốt kiếm tra nồng độ cồn trên một số tuyến phố theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020.

Theo ghi nhận ban đầu, hầu hết các chủ phương tiện khi được yêu cầu kiểm tra đều nghiêm túc thực hiện. Các tài xế được test nhanh nồng độ cồn qua máy đo. Hơn 2 giờ đồng hồ, 6 tài xế có nồng độ cồn vượt mức cho phép bị lập biên bản xử phạt hành chính.

Đến khoảng hơn 22h đêm 3/1, khi tổ tuần tra ra tín hiệu dừng chiếc ôtô 4 chỗ màu đen để kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, tài xế có biểu hiện say xỉn ra khỏi xe, chốt khóa cửa và bỏ đi không chấp hành hiệu lệnh của tổ công tác.

Tổ công tác phối hợp với lực lượng công an địa phương vận động người đàn ông này ra để kiểm tra nồng độ cồn song người này vẫn không thực hiện. Một lúc sau, người này gọi điện thoại cho vợ đến và nói vợ mới là người cầm lái chiếc ôtô chứ không phải mình.

Sau đó, tổ công tác đã lập biên bản sự việc, niêm phong chiếc xe và đưa về trụ sở công an. Với hành vi vi phạm này, tài xế sẽ bị phạt 35 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng.

Theo biên bản xử phạt, người vi phạm là ông P.V.M. (39 tuổi, quê xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An).

Trước đó, ông N.V.A. (ngụ Yên Thành, Nghệ An) bị xử phạt 7 triệu đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 23 tháng do điều khiển xe máy có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Làm việc với cơ quan chức năng, ông A. thừa nhận uống 6 chén rượu trước khi điều khiển xe máy.

Đại tá Cao Minh Phượng - trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Nghệ An - cho biết, từ 0h ngày 1/1 các đơn vị triển khai lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó chú trọng xử lý vi phạm nồng độ cồn.

Hà Nội: Lái xe qua kiểm tra nồng độ cồn mới được xuất bến

Để đảm bảo an toàn giao thông cho hành khách dịp cuối năm, đồng thời để người dân nắm bắt, tuân thủ quy định pháp luật. Lực lượng liên ngành Thành phố Hà Nội tăng cường phối hợp kiểm tra đột xuất nồng độ cồn, ma túy của lái xe ngay tại các bến xe. Kết hợp tuyên truyền với việc phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, 

Thanh tra Giao thông cho biết, ngày đầu có 50 lái xe tại bến xe Giáp Bát đã được kiểm tra nồng độ cồn và thử ma túy trước khi điều khiển xe rời bến.

Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên từ nay đến Tết. Lực lượng liên ngành sẽ không thông báo trước các bến xe để tránh trường hợp nhà xe đề phòng từ trước. Để được xuất bến, các lái xe tuyến cố định phải trải qua các bước kiểm tra về nồng độ cồn, xét nghiệm chất gây nghiện.

Ngoài ngăn ngừa lái xe sử dụng bia, rượu, sử dụng ma túy điều khiển phương tiện, những trường hợp vận chuyển các chất cháy nổ, nhồi nhét, tăng giá vé sai quy định cũng sẽ bị xử lý nghiêm.

Đã uống rượu, đi xe đạp cũng bị phạt

 

nghi_dinh_100_lzlh.jpg

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm. Đây là một điều hết sức mới so với trước đây.

Ông Khuất Việt Hùng - phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia - chia sẻ thêm: Với quy định trên, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ôtô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay... nếu uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển phương tiện đều bị phạt, không có mức chưa bị phạt như đối với xe máy trước đó. Cách đối phó tích cực nhất là xác định tâm thế "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Nghị định số 100 được ban hành thay thế nghị định số 46/2016/NĐ-CP, có hiệu lực đúng vào ngày Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực. 

Luật phòng chống tác hại của rượu, bia nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Vì vậy, việc bổ sung hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người chạy xe đạp, xe thô sơ để có chế tài xử lý góp phần thực thi luật này.

Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, nghị định quy định mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng.

Đối với người lái mô tô, xe máy, mức phạt cao nhất từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng.

Với người chạy xe đạp, xe thô sơ mức phạt 400.000 - 600.000 đồng.

Ngoài việc tăng mức phạt vi phạm nồng độ cồn, nghị định 100 cũng tăng nặng mức xử phạt đối với các nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông như: sử dụng chất ma túy, đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc…

Nghị định bổ sung quy định về việc sử dụng thông tin, hình ảnh thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình của cá nhân, tổ chức cung cấp để làm căn cứ xác minh, phát hiện hành vi vi phạm…

 

Vân Nhi (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    HLV Nghệ An: Góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp

    Chủ tịch Hội Làm vườn (HLV) Việt Nam - GS.TS. Lê Quốc Doanh đánh giá cao những kết quả trong công tác xây dựng tổ chức Hội và phong trào phát triển kinh tế VAC, xây dựng vườn chuẩn nông thôn mới của HLV tỉnh Nghệ An trong nhiều năm qua.

  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

Top