Bộ Công an vừa bắt giữ ông Nguyễn Tiến Học (cựu phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội) cùng 2 người khác vì những vi phạm liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường.
Công an rời nhà bà Phạm Thị Kim Tuyến sau khi khám xét. Ảnh nhỏ: ông Nguyễn Tiến Học - Ảnh: CHÍ TUỆ - CA
Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an (C03) khởi tố bổ sung vụ án hình sự về vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội và các đơn vị có liên quan.
Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Nguyễn Tiến Học, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 điều 222 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Phạm Thị Kim Tuyến, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 điều 222 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Lê Duy Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và phát triển Đông Kinh, về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 điều 222 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Trong giai đoạn ông Nguyễn Tiến Học làm phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội từ tháng 5/2014 đến tháng 1/2018, Nhật Cường Software (được thành lập và hoạt động chính thức từ năm 2016) đã trúng thầu nhiều dự án lớn về công nghệ của Hà Nội.
Chẳng hạn, vào tháng 12/2016, sở có quyết định về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu "Số hóa tài liệu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội của Sở KH-ĐT năm 2016" với trị giá 42.910 triệu đồng. Công ty Nhật Cường đã liên danh với Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh để tham gia đấu thầu, sau đó ký thực hiện gói thầu này.
Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng
Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai sẽ bị phạt tiền đến 1 tỷ đồng.
Cụ thể, chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở tại khu vực nông thôn thì sẽ bị phạt tiền từ 3-160 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở; chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại khu vực nông thôn thì sẽ bị phạt tiền từ 10-300 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì sẽ bị phạt tiền từ 7-250 triệu đồng tủy thuộc vào diện tích đất vi phạm.
Trường hợp sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với từng loại đất tương ứng nêu trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.
28 tàu cá Nghị định 67 bị bảo hiểm "chê"
“Nhà nước đã cho vay vốn đóng tàu mà lại không cho chúng tôi mua bảo hiểm, không được ra khơi đánh bắt thì chúng tôi lấy gì trả nợ cho Nhà nước”, chủ tàu bức xúc.
Những tàu vỏ thép đóng theo nghị định 67 đang nằm bờ tại cảng Đề Gi (Bình Định) vì không mua được bảo hiểm - Ảnh: THÁI THỊNH
Chiều 29-11, tại cuộc họp khẩn giữa ngư dân, các ngân hàng và công ty bảo hiểm để giải quyết các vướng mắc trong việc bảo hiểm tàu cá theo nghị định 67, Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết đã có 28 tàu (2 gỗ, 3 composite, 23 thép) đóng mới theo nghị định 67 hết hạn bảo hiểm nhưng chưa mua được bảo hiểm, đang neo đậu tại cảng Đề Gi (Quy Nhơn, Bình Định).
Tại cuộc họp, ông Ngô Văn Chí - chủ tàu vỏ thép BĐ 99789 TS - cho biết tàu vỏ thép trị giá 18,7 tỉ đồng của gia đình ông đã hết hạn bảo hiểm từ ngày 8-8 nhưng do không mua được bảo hiểm nên tàu không thể đi đánh bắt được, tiền nợ ngân hàng chưa biết lấy gì để trả.
"Nhà nước đã cho vay vốn đóng tàu mà lại không cho chúng tôi mua bảo hiểm, không được ra khơi đánh bắt thì chúng tôi lấy gì trả nợ cho Nhà nước" - ông Chí bức xúc.
Theo ông Phạm Văn Tận - chủ tàu BĐ 99668 TS, dù giá trị con tàu vỏ thép rất lớn nhưng khi bán bảo hiểm, công ty bảo hiểm lại loại phần ngư cụ ra không bán bảo hiểm. "Tổng giá trị thế chấp gồm cả con tàu và ngư cụ. Nếu loại ngư cụ ra, bảo hiểm sẽ thấp hơn giá trị tiền vay của ngân hàng. Điều này sẽ gây khó khăn cho ngư dân và ngân hàng khi xảy ra sự cố" - ông Tận nói.
Bà Nguyễn Thị Tuyến, phó giám đốc Agribank Bình Định, cho biết theo quy định, tất cả tài sản bảo đảm khoản vay, đặc biệt là tàu cá, bắt buộc phải mua bảo hiểm.
"Chúng tôi rất mong các công ty bảo hiểm sớm bán bảo hiểm cho ngư dân để đi khai thác. Đây là chính sách chung của Nhà nước, chúng tôi chấp hành tốt chủ trương cho vay đối với các ngư dân đi đánh bắt xa bờ. Các cơ quan bảo hiểm cũng cần đồng hành cùng chúng tôi, tiếp tục bán bảo hiểm cho ngư dân" - bà Tuyến đề xuất.
Tuy nhiên, ông Bùi Minh Đức, phó giám đốc Công ty bảo hiểm PJICO Bình Định, cho biết theo yêu cầu của Tổng công ty bảo hiểm PJICO, chỉ được bán bảo hiểm cho tàu cá đóng mới theo nghị định 67 khi có ý kiến phê duyệt của tổng công ty.
Tuy nhiên, đến nay tổng công ty vẫn chưa có ý kiến phê duyệt với các hồ sơ yêu cầu mua bảo hiểm của ngư dân nên công ty chưa thể bán bảo hiểm cho ngư dân theo yêu cầu.
Tháo dỡ công trình vi phạm của Mường Thanh Đà Nẵng từ tháng 2/2020
Việc triển khai tháo dỡ hạng mục công trình vi phạm của dự án tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà, Đà Nẵng dự kiến thực hiện từ tháng 2-2020 đến tháng 10-2020.
Dự án tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Ngày 30-11, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã có báo cáo kết quả triển khai thực hiện nội dung, công việc theo Nghị quyết HĐND thành phố, thông báo kết luận của Thường trực HĐND thành phố và chương trình HĐND thành phố với cử tri.
Liên quan sai phạm của dự án tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã ban hành kế hoạch số 421 điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xử lý vi phạm trước đó.
UBND TP ban hành quyết định phê duyệt phương án, giải pháp tháo dỡ hạng mục công trình vi phạm để làm cơ sở thực hiện. Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu phá dỡ, thời gian hoàn thành trong năm 2019. Các công tác chuẩn bị phục vụ tháo dỡ hoàn thành trong tháng 1-2020.
Cũng theo UBND TP Đà Nẵng, việc triển khai tháo dỡ bắt đầu từ tháng 2-2020 đến tháng 10-2020.
Trong đó, thời gian đơn vị thi công thực hiện tháo dỡ các hạng mục vi phạm trật tự xây dựng từ tầng 2 đến tầng 5 dự kiến khoảng 2 tháng. Tháo dỡ các hạng mục vi phạm trật tự xây dựng tầng 35, 41, 42... dự kiến khoảng 4 tháng. Ngoài ra, còn thời gian dự phòng để thực hiện các nội dung phát sinh.
Trước đó, ngày 7-10-2019, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên - chủ đầu tư dự án trên.
Các vi phạm xảy ra ở khối chung cư gồm: tại tầng 25, chủ đầu tư xây sai phép, thay đổi công năng chuyển thành 1 phòng lớn. Tầng 35, nội dung cho phép là vị trí lánh nạn, tuy nhiên chủ đầu tư thay đổi công năng chuyển thành 8 phòng ở.
Tầng 41 chủ đầu tư xây dựng sai phép, tự ý mở rộng diện tích xây dựng khoảng 2.129m2 và bố trí thành 26 phòng. Tầng 42, chủ đầu tư tự ý mở rộng diện tích xây dựng khoảng 2.129m2 và bố trí thành 23 phòng...
Tại các tầng 2, 3, 4, 5 theo hồ sơ được thiết kế, các tầng trên là khu vực nhà để xe, nhà trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng… nhưng được xây dựng thành 104 căn hộ.
Quyết định cũng yêu cầu chủ đầu tư có biện pháp khắc phục hậu quả, tháo dỡ và hoàn trả lại công năng ban đầu với phần công trình xây sai phép tại dự án này.
Ông Lê Văn Tuấn - Chánh thanh tra Sở xây dựng Đà Nẵng cho biết theo quy định, trong thời hạn 15 ngày, chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết định. Quá thời hạn mà không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.