Ngày 25/10/2019, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định công nhận khu vực dự kiến thành lập thị xã Hoài Nhơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, mở ra cơ hội mới để phát triển vượt bậc vùng đất cửa ngõ phía Bắc tỉnh Bình Định.
Việc định hướng xây dựng và phát triển đô thị Hoài Nhơn trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Bình Định là tâm huyết của Đảng bộ, chính quyền; cũng là mong muốn của nhân dân Hoài Nhơn trong nhiều năm qua.
Sức sống mới của vùng đất Hoài Nhơn không phải ngẫu nhiên mà có. Thực hiện quy hoạch và định hướng của Thủ tướng Chính phủ, huyện Hoài Nhơn tập trung vào phát triển các ngành có sẵn lợi thế như :
Về ngư nghiệp, với hơn 6.000 ngư dân, tập trung nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản, khu vực Tam Quan được xem là “thủ phủ” của ngành Thuỷ sản của cả nước, riêng về cá ngừ đại dương thì tổng sản lượng đánh bắt lên tới 10.000 tấn/năm.
Về cảng biển, Hoài Nhơn sở hữu Cảng nước sâu Tam Quan nổi tiếng với “binh đoàn xa bờ”, có hơn 1.000 tàu thường xuyên neo đậu tại Cảng này hằng tháng, phục vụ phát triển kinh tế biển.
Hoài Nhơn chỉ cách TP Quy Nhơn 85km; cách sân bay Phù Cát hơn 75km. Cửa ngõ phía Bắc huyện Hoài Nhơn là Sa Huỳnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi), có bãi biển cát vàng tuyệt đẹp đang phát triển mạnh về du lịch biển. Trong khi, vùng ven biển Hoài Nhơn nối từ Sa Huỳnh vào phía Nam, bãi biển đẹp không kém, lại có cửa biển Tam Quan, nổi tiếng là “thủ phủ” của nghề câu cá mập đại dương.
Hoài Nhơn có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng. Chạy suốt phía đông huyện là bờ biển dài 24 km với nhiều bãi biển đẹp và hoang sơ như: Thiện Chánh, Lộ Diêu, Bãi Con, Tăng Long, Cửu Lợi… Hệ thống rừng núi, hồ nước phía tây bắc huyện có cảnh quan kỳ vĩ, thơ mộng, như Suối Vàng, Núi Chúa, La Vuông (Hoài Sơn); hồ chứa nước Mỹ Bình, Đá Bàn (Hoài Phú). Đặc biệt là vùng đất cát ven biển thuận lợi phát triển cây dừa, loại cây trồng tạo nên cảnh quan và những sản vật đặc trưng của Hoài Nhơn, làm nên tên tuổi “xứ dừa”, gắn với câu ca dao quen thuộc và nổi tiếng cả nước: “Công đâu công uổng công thừa/Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”.
Các làng nghề truyền thống: làng chiếu cói Chương Hòa; bánh tráng nước dừa và bún số 8 Tam Quan Nam, nghề thảm xơ dừa, làng nghề chế biến nước mắm…; cùng với đặc sản ẩm thực đa dạng: Bánh tráng nước dừa, bún số 8, bánh hồng, bún dây, dầu dừa tinh khiết, các loại mắm, các loại khô hải sản.
Với định hướng phát triển thành thị xã Hoài Nhơn, huyện không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai.
Hiện tại, dân số của Hoài Nhơn hơn 212 nghìn người; trong đó, khu vực nội thị được tính cho 11 phường, khoảng 155 nghìn người và dân số ngoại thị trên 57 nghìn theo định hướng quy hoạch chung được phê duyệt. Đến năm 2035 (phấn đấu là đô thị loại III), Hoài Nhơn sẽ phát triển theo 4 khu vực. Trong đó, khu vực 1 phát triển đô thị trung tâm Bồng Sơn (gồm thị trấn Bồng Sơn và các xã Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Đức), là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, dịch vụ thương mại… Đây cũng chính là trung tâm hành chính– chính trị của thị xã Hoài Nhơn. Khu vực 2, phát triển thị trấn Tam Quan và các xã Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, neo đậu tàu thuyền, dịch vụ du lịch. Còn trung tâm thương mại dịch vụ kết hợp du lịch văn hóa lịch sử và phát triển khu ở mới Hoài Thanh Tây là khu vực 3; khu vực 4 là trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại và khu ở mới xã Hoài Hương. Để phát triển đô thị Hoài Nhơn trong tương lai, huyện đã có đề án cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; hệ thống cấp, thoát nước; cấp điện; xây dựng các khu dân cư mới…
Cả quá trình phát triển để vươn lên là sự đồng lòng từ chính quyền địa phương chung tay cùng người dân vun đắp. Một hơi thở mới tràn đầy sức sống đang lan tỏa tại Hoài Nhơn. Chắc chắn đây chính là địa chỉ “chọn mặt gửi vàng”, đầu tư sinh lợi của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.