Luật Nhà ở sửa đổi 2014 đã có nhiều quy định tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), cơ quan chức năng vẫn cần xem xét thấu đáo hơn để tạo điều kiện tối đa cho người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam.
HoREA cho biết, khoản 3, khoản 4, dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 có quy định như sau: Tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một toà nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn tương đương cấp phường mà có nhiều toà nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi toà nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các toà nhà chung cư này. Bên cạnh đó, đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà có nhà ở riêng lẻ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án; trường hợp trong một dự án hoặc một số dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ là 2.500 căn (tương đương quy mô cấp phường) thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 250 căn.
Theo HoREA, nên tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà thuận lợi hơn.
Trong văn bản Góp ý dự thảo bản dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014 của Bộ Xây dựng, HoREA cho rằng, quy định trong dự thảo cho người nước ngoài được mua và sở hữu nhà không quá 30% căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư hoặc không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các toà nhà chung cư trong cùng khu vực tương đương cấp phường; không quá 10% tổng số nhà riêng lẻ của mỗi dự án, trường hợp trong một dự án hoặc một số dự án có số lượng nhà ở riêng lẻ là 2.500 căn (tương đương quy mô cấp phường) thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 250 căn, về cơ bản phù hợp với quy định tại khoản (2.a) điều 161 Luật Nhà ở 2014, nhưng chưa phù hợp với thực tiễn một số địa phương.
Qua đó, HoREA đề nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng xem xét thấu đáo để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, nhất là các đô thị tập trung đông người nước ngoài sinh sống như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Bên cạnh đó, HoREA cũng đề xuất Bộ Xây dựng, Chính phủ xem xét trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có cơ chế, có thể giao quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà thuận lợi hơn.
Minh Tuấn
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.