Không ai nhớ, Đền Đồng Kỵ (người dân địa phương còn gọi là Nghè) ở phường Đồng Kỵ (Từ Sơn - Bắc Ninh), rộng trên 9.000m2, được xây dựng năm nào, chỉ biết đây là ngôi đền cổ.
Năm 2017, được sự đồng ý của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Đền Đồng Kỵ đã được trùng tu, có thay đổi chút ít, nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên khuôn viên và dáng dấp cũ.
Ví như, do nền Đền qúa thấp, mưa lớn, nước ngập vào Đến, nên đã được nâng cấp lên 70 cm; kích thước, diện tích, cách bài trí trong Đền vẫn giữ nguyên như cũ.
Đền chủ yếu làm bằng gỗ lim, nay trùng tu, cũng thay thế bằng gỗ lim Lào; chân cột đã rỗng ruột, do lâu ngày ẩm thấp, đã được khoét sạch và “nêm” bằng gỗ lim.
Đặc biệt, trong khuôn viên Đền còn lưu giữ 28 cây gỗ sưa, khoảng 200 – 300 tuổi, chỉ còn lõi, không còn giác. Cách đây 15 – 17 năm, các bậc cao niên trong làng đã trồng bổ sung trên 200 cây gỗ sưa nữa.
Tuy nhiên, cách đây 5- 7 năm, đã bị mất cắp 3 cây sưa trên 100 tuổi, vì vậy, cùng thời gian đó, Ban tổ chức đã lắp 10 camera theo dõi, và hàn khung sắt xung quanh cây để bảo vệ.
Năm 2017, để có kinh phí trùng tu Đền, các cụ cao niên và nhân dân Đồng Kỵ đã đồng ý bán 4 cây sưa, giá cao nhất 26 triệu đồng/kg, thấp nhất 16 triệu đồng/kg.
Ngoài ra, trong khuôn viên Nghè còn có nhiều cây cảnh thế đẹp, đặc biệt là cây sanh cổ thụ trên 200 tuổi. Mặt khác, ngay trước cửa, phía bên trái Nghè (đi từ ngoài vào), còn có miếu thờ Thần Nông.
Tương truyền, Vua Thần Nông (ông Tổ của nghề nông), khi xưa xem ngày để làm nhà kỹ quá, đến lúc qua đời vẫn chưa có nhà để ở,vì vậy, phải thờ lộ thiên ở ngoài trời.
"Hiện, hàng ngày có cụ Từ trông coi Đền cả ngày lẫn đêm, và 2 bảo vệ thường xuyên túc trực ở Đền, canh gác vườn gỗ sưa trên 200 tuổi", ông Nguyễn Văn Tý, Phó trưởng Ban Quản lý Đình chùa Đồng Kỵ, chia sẻ.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.