Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2021 | 14:40

Thanh Hóa khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ lan rộng

Trước những diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành công điện gửi các sở, ban, ngành và các địa phương về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xác định việc phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi là một trong những nhiệm vụ cấp bách trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hiện nay. 

lợn-châu-phi.jpg
Dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đối với các địa phương, đơn vị phải thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình dịch bệnh, quản lý chặt chẽ đàn lợn trên địa bàn đến từng trang trại, từng hộ gia đình, nhanh chóng phát hiện, cô lập, khống chế và xử lý triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất.

Các huyện, thị, thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn theo phương châm “huyện giữ huyện, xã giữ xã, thôn giữ thôn, trang trại giữ trang trại, hộ gia đình với hộ gia đình”. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo xây dựng, triển khai các phương án, kịch bản phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi để chủ động, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

Các đơn vị cũng tổ chức rà soát, nắm chắc số lượng các tổ chức, hộ chăn nuôi lợn đến tận thôn, bản, để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi.

Những hộ chăn nuôi khi có lợn ốm, chết bất thường phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để lấy mẫu, xét nghiệm và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

 

giang-pct-tỉnh.jpg
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang, kiểm tra truồng trại các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

Với những huyện đã phát hiện dịch như: Thiệu Hóa, Nông Cống, Triệu Sơn, cần nhanh chóng, tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp để sớm khống chế và xử lý dứt điểm các ổ dịch, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng và tái phát dịch.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng trên địa bàn,thường xuyên theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn nuôi có triệu chứng lâm sàng của bệnh, nếu phát hiện dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi cần phải khẩn trương tổ chức khoanh vùng ổ dịch, thực hiện cách ly, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm, cơ sở giết mổ, chợ thực phẩm, hố chôn tiêu hủy lợn để diệt triệt để mầm bệnh.

Trên địa bàn các huyện phải tăng cường hoạt động các chốt kiểm soát dịch bệnh để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn.

Lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa cho biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến rất phức tạp, xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trên địa bàn tỉnh từ ngày 20/9/2021 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 151 hộ, 48 thôn, 15 xã của 3 huyện Thiệu Hóa, Nông Cống, Triệu Sơn, buộc phải tiêu hủy 755 con lợn, trọng lượng 48.236 kg, nguy cơ dịch lây lan ra diện rộng là rất cao.

Để ngăn chặn dịch bệnh không lây lan ra diện rộng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chuyển đến các địa phương hơn 13.500 lít hoá chất và 13.000 kg vôi bột để thực hiện việc vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng tiêu diệt mầm bệnh.

Theo đó, đối với vùng dịch, vùng bị dịch thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên, tiếp tục theo dõi để có biện pháp phòng chống địch một cách hiệu quả nhất. Đối với vùng đệm thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/tuần liên tục trong vòng 21 ngày kể từ khi có ổ dịch.

Trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập được 16 kiểm soát, nhất là các địa phương đang có dịch, trong đó có 3 tổ kiểm soát lưu động để kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch theo quy định. Tổ chức tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của Cục Thú y, bảo đảm không làm phát tán mầm bệnh.

Bên cạnh đó ngành nông nghiệp cần tăng cường thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để các doanh nghiệp, người chăn nuôi nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định, nhằm đảm bảo tổn thất thấp nhất với người chăn nuôi.

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top