Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 4 năm 2021 | 9:27

Thành phố Thủ Đức làm nóng thị trường bất động sản khu Đông TP.HCM

Năm 2020, thị trường bất động sản TPHCM chịu nhiều tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, thông tin về các dự án hạ tầng đô thị hóa và đặc biệt là sự thành lập TP.Thủ Đức đã khiến thị trường bất động sản khu đông TPHCM trở nên sôi động

Giá bất động sản khu Đông liên tiếp nhảy vọt

Sau khi có thông tin chính thức thành lập Thành phố Thủ Đức, giá đất ở khu vực phường Trường Thọ (quận Thủ Đức) và các khu vực phụ cận tăng nhanh chóng lên ngưỡng từ 70-90 triệu đồng/m2. Tương tự, giá đất ở các trục đường chính như Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Xiển (Quận 9) cũng có bước nhảy vọt, những khu vực còn lại cũng tăng lên mức 30-60 triệu đồng/m2, tăng khoảng 15-20% so với đầu năm 2019.

Vào khoảng tháng 6.2020, giá đất ở khu vực Bình Lợi, phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) nằm mức khoảng 60-70 triệu đồng/m2 nhưng đến tháng 12.2020, đã có nhiều lô đất được treo bảng rao bán từ 90-100 triệu đồng/m2.

Thành lập TP.Thủ Đức giúp thị trường bất động sản các quận phía Đông của TPHCM thêm sôi động
Thành lập TP.Thủ Đức giúp thị trường bất động sản các quận phía Đông của TPHCM thêm sôi động.

Trong khi đó, báo cáo thị trường quý III/2020 của trang batdongsan.com.vn cho thấy, trong quý này, tổng lượng tin rao bán bất động sản tại khu Đông TPHCM tăng cao nhất so với các khu vực khác. Song song đó, tình hình ghi nhận nhu cầu tìm mua bất động sản cũng tập trung chủ yếu ở khu vực này.

Cụ thể, trong khi giá đất các khu vực như quận Bình Tân, quận 12... giá đất không biến động quá nhiều thì tại 3 quận phía Đông (quận 2, 9 và quận Thủ Đức), giá đất liên tục tăng.

Với loại nhà phố, trong khi ở khu trung tâm có giá nhà giảm 3% vì tình hình dịch bệnh thì tại 3 quận phía Đông (thành phố Thủ Đức) vẫn ghi nhận tăng gần 7% so với cùng kỳ. Với loại hình căn hộ, mức tăng giá các quận thuộc khu Đông vào khoảng 8%, trong khi khu trung tâm TPHCM chỉ 5%.

Lý giải về điều này, các chuyên gia về lĩnh vực bất động sản cho rằng, 3 quận phía Đông TPHCM có vị trí thuận lợi, nền tảng hạ tầng và mạng lưới giao thông đồng bộ, thuận lợi cho cả đường bộ, đường thủy và metro sắp thành hình. Đặc biệt, thông tin thành lập Thành phố Thủ Đức cũng khiến thị trường bất động sản tại đây “nóng” hơn bao giờ hết.

3 điểm “nóng” đô thị hóa

Theo dự báo thị trường bất động sản từ nay đến Tết Âm lịch Tân Sửu và năm 2021 của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), dù năm 2020 thị trường bất động sản TPHCM chịu nhiều tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, nhưng trên cơ sở cả nước kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19 và nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, thị trường bất động sản đã từng bước phục hồi trở lại, đi đôi với sự tăng trưởng mạnh của thị trường bất động sản công nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng theo HoREA, Chính phủ đã có thay đổi một số cơ chế chính sách mới phù hợp và mang tính bước ngoặt, cho nên từ nay đến Tết Âm lịch Tân Sửu và cả năm 2021, thị trường bất động sản cả nước và TPHCM sẽ tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Ngoài ra, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM nhận định tiến trình phát triển đô thị và đô thị hóa, sẽ tiếp thêm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội và thị trường bất động sản TPHCM phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn, cả trong trung hạn và dài hạn.

Dẫn chứng về điều này, ông Châu cho biết thành phố sẽ có “3 điểm nóng” đô thị hóa. Đó là việc thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM; đề án chuyển đổi 4 trên 5 huyện thành quận trong 10 năm tới; và việc Chính phủ đã quyết định cho TPHCM được chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị, nhà ở giai đoạn 2016-2020.

Theo Chủ tịch HoREA, trong 3 điểm nóng đô thị hóa này, Thành phố Thủ Đức hội đủ nhiều điều kiện để bứt phá nhanh nhất trong chu kỳ 5-10 năm tới.

“Riêng về bất động sản, khi gộp lại 3 quận (quận 2, quận 9 và Thủ Đức), TP. Thủ Đức tương lai sẽ là nơi có nhiều dự án khu đô thị nhất TP. HCM. Trong vòng 5-10 năm tới, khu vực này sẽ có nhiều loại hình bất động sản hơn, cũng là điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ”, ông Lê Hoàng Châu nhận định.

 

 

Theo Lao Động
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top