Theo chân đại biểu Quốc hội vào nơi từng là sào huyệt của vàng tặc!
Di chuyển bằng ô tô theo Quốc lộ 29, hướng từ TP Tuy Hòa về phía Tây hơn 40 km, chúng tôi cùng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện Quốc hội cũng đến được núi Hòn Mò O, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh.
Nơi đây một thời là điểm nóng về nạn khai thác vàng trái phép tại tỉnh Phú Yên.
Với sự giúp đỡ của Chủ tịch UBND xã Đức Bình Tây và lực lượng an ninh địa phương dẫn đường, vượt dốc núi treo leo, hiểm trở, sau hơn 3 giờ đồng giữa cái nắng khá gay gắt của miền sơn cước huyện Sông Hinh ngày đầu tháng 3, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và chúng tôi đã hoàn thành chuyến thị sát thực tế núi Hòn Mò O – mỏ kim loại quý đã bị vàng tặc lấy đi một phần trữ lượng, do nạn khai thác trái phép.
Khoáng sản bị hao hụt, thất thoát
Tường tận chỉ dẫn cho đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tiếp cận hàng chục căn hầm xuyên sâu vào lòng núi đã bị chính quyền đánh sập, nhưng theo thời gian vẫn còn dấu vết nham nhở do vàng tặc để lại, ông Trần Văn Ân, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Tây, cho biết: “Nhiều năm trước, khu vực này là điểm nóng về nạn khai thác vàng trái phép, an ninh trật tự tại địa phương đảo lộn, nhà nhà, người người kéo vào khu mỏ để mong tìm kiếm vàng đổi đời. Phu vàng không chỉ đánh đổi tuổi thanh xuân mà còn bỏ mạng nơi vùng đất hứa làm giàu từ vàng. Đã có 5 người chết vì sập hầm tại núi Hòn Mò O. Nơi khu vực đào vàng địa hình trắc trở, gần 30 chiếc hầm đào sâu xuyên qua lòng núi thành địa đạo hầm hố nguy hiểm nhưng phu vàng vẫn bất chấp tính mạng tìm vàng và nhiều người giàu có, đổi đời, xây dựng nhà cửa.
Thời gian vừa qua khó khăn lắm chính quyền địa phương mới quét sạch nạn khai thác vàng trái phép tại mỏ vàng núi Hòn Mò O. Gần 4 năm nay, khu mỏ vàng mới được bình yên, nhưng nếu nhà nước không sớm đưa vào khai thác và có an ninh bảo vệ thì nguy cơ quặng tặc quay lại bất cứ lúc nào, khi đó tình hình sẽ vô cùng phức tạp”.
Cũng theo chia sẻ của ông Trần Văn Ân, khai thác vàng quặng nguyên khai trong lòng núi không giống như vàng sa khoáng, muốn lấy được quặng phu vàng bắt buộc phải đào xuyên sâu vào núi, phó mặc cho số phận run rủi. Nguy hiểm hơn, dân đào vàng đã đổ trực tiếp số lượng lớn hai loại chất kịch độc là Xianua và thủy ngân để sàng tuyển mới có thể lấy được vàng đã nghiền quặng, gây nguy hại môi trường, ô nhiễm nguồn nước sông Hinh.
Theo đánh giá của chuyên gia trong ngành khoáng sản, núi Hòn Mò O đã hao hụt và bị lấy đi khoảng hơn 10% trữ lượng khoáng sản, vì nạn khai thác trái phép diễn ra trong một thời gian dài, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho nhà nước.
“Quan điểm của xã rất ủng hộ và vui mừng khi có doanh nghiệp về khai thác mỏ, nhưng nhiều năm nay mặc dù doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống đường giao thông, lắp đặt nhà lán, nhưng không hiểu vì vướng mắc gì mà dự án vẫn chưa thể triển khai. Nếu cho doanh nghiệp khai thác, họ sẽ có lực lượng an ninh bảo vệ, giảm áp lực lên chính quyền, giải quyết một phần lao động địa phương, thu ngân sách, cải thiện hạ tầng khang trang hơn và kéo theo một số dịch vụ khác phát triển”, ông Trần Văn Ân mong muốn.
3 lần Thủ tướng chỉ đạo vẫn dậm chân tại chỗ!?
Theo quy hoạch, diện tích vùng khoáng sản mỏ vàng Hòn Mò O khoảng 42ha, nằm ở vị trí thôn Ty Bình, xã Đức Bình Tây, cách dòng Sông Hinh 300m, cách khu dân cư 10km. Khu khoáng sản vàng gồm vàng đá, vàng sa khoáng ở sông, suối, đất. Vàng non tuổi tầm khoảng 7-8 tuổi và một số kim loại khác.
Được biết, năm 2009, Công ty liên doanh Khoáng sản Chúng Thao Hằng Tân (Trung Quốc) và một doanh nghiệp trong nước lập dự án đầu tư khai thác vàng tại núi Hòn Mò O. Dự án khai thác có quy mô 165.000 tấn quặng/năm trên diện tích khai thác mỏ 25ha và thời gian hoạt động 30 năm. Thế nhưng, sau đó doanh nghiệp này đã không thực hiện dự án. Sau nhiều năm không có doanh nghiệp nào được chính thức cấp phép khai thác mỏ vàng thì đến nay một doanh nghiệp trong nước kiến nghị xin được quyền khai thác mỏ vàng Hòn Mò O, với cam kết về công nghệ hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường. Nhưng tất cả hồ sơ đều nằm trên bàn giấy, đã 13 năm nay dự án vẫn chưa được cấp phép khai thác?
Để giải quyết dứt điểm vướng mắc trong cấp phép đầu tư dự án, năm 2018, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có văn bản trả lời và đề xuất hướng giải quyết về dự án khai thác, chế biến vàng tài Hòn Mò O. Đồng thời chấp thuận bổ sung khu vực này vào danh mục khu vực “không đấu giá” quyền khai thác khoáng sản. Qua đó hướng dẫn doanh nghiệp tổng hợp tài liệu địa chất để xác minh trữ lượng vàng tại mỏ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở đủ điều kiện để cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi có chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT sẽ hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện việc lập hồ sơ cấp phép theo quy định của pháp luật.
Từ năm 2018 đến nay đã 3 lần Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến chỉ đạo và Văn phòng Chính phủ gửi công văn đôn đốc cho các bên liên quan, thậm chí yêu cầu làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật. Thế nhưng dự án khai thác, chế biến vàng Hòn Mò O cho đến nay vẫn trì trệ.
Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, trách nhiệm để dự án trì trệ và kéo dài, gây lãng phí, thất thoát tài nguyên quốc gia trước hết phải thuộc về Bộ TN&MT và UBND tỉnh Phú Yên đã thiếu quan tâm và không thực sự quyết liệt trong hành động, có dấu hiệu “phớt lờ” ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ!? Do đó, cần làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).