KTNT - Tại Hội thảo "Kinh doanh bất động sản (BĐS) - Cơ hội và thách thức trong bối cảnh thị trường có dấu hiệu phục hồi" diễn ra sáng 27/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Nguyễn Trần Nam đã nhận định: Thị trường BĐS đã có dấu hiệu phục hồi.
Thị trường BĐS xuất hiện nhiều tín hiệu phục hồi (Ảnh: HNV) |
Đánh giá chung về thị trường bất động sản, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam khẳng định: Thị trường BĐS đang trên đà phục hồi, giao dịch BĐS tăng trưởng liên tục. Đặc biệt, trong tháng 11/2014, gần 10.000 giao dịch thành công qua sàn Hà Nội, 8.850 giao dịch thành công qua sàn TP.Hồ Chí Minh, chưa kể giao dịch trong dân; bằng 200% so với 2013 và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2012. Đây là những con số đáng ghi nhận, thể hiện sự hồi phục của thị trường. Thêm vào đó, nhiều dự án đã khởi động lại, lễ khởi công, lễ bàn giao dự án đã diễn ra nhiều hơn, chủ yếu giao dịch trong phân khúc căn hộ vừa và nhỏ.
Thời gian qua, giao dịch tăng nhưng giá cơ bản ổn định, không tăng, thậm chí có khu vực giảm, trừ những dự án vị trí tốt, giao thông thuận lợi thì giá tăng nhẹ. Giá nhà đất thời gian qua nhìn chung tương đối phù hợp với sức mua của người dân, phù hợp với thị trường. Tồn kho BĐS giảm liên tục, hiện chỉ còn 77.800 tỷ đồng, so với quý I/2013 giảm được hơn 50.000 tỷ, giảm tới 39%. Tín hiệu rõ ràng nhất là dòng tiền đang hướng mạnh vào BĐS. Dư nợ tín dụng trong BĐS đến hết tháng 9/2014 tăng gần 12%, trong khi tăng trưởng tín dụng chung của cả nền kinh tế là 6%.
Liên quan tới giá nhà ở, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho rằng, điều cần phải đề cập ở đây là lương quá thấp chứ không phải giá nhà cao. Đất thì được điều chỉnh theo giá thị trường; xi măng, thép, nội thất được tính với giá quốc tế thì không thể đòi hỏi nhà phải bán theo mức lương được.
Hội thảo do Khoa BĐS và Kinh tế tài nguyên, Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức (Ảnh: HNV) |
Hội thảo đã nhất trí cao rằng, thời gian qua đã đánh dấu nhiều thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhận thức về thị trường BĐS trở nên rõ ràng hơn trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới đang trên đà phục hồi, dường như các doanh nghiệp bắt đầu tìm ra hướng đi mới trong kinh doanh sau thời kỳ suy thoái của lĩnh vực bất động sản giai đoạn 2010 - 2013. Trong đó, một số doanh nghiệp đã nhanh chóng xác định được phân khúc thị trường và thu được những kết quả kinh doanh khả quan; một số doanh nghiệp khác cũng bắt đầu định vị được xu hướng kinh doanh và có những điều chỉnh chiến lược phù hợp trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở đó, Hội thảo đã cùng nhau trao đổi, thảo luận nhằm phân tích, dự báo tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tác động đến thị trường BĐS trong giai đoạn 2014 – 2020; Xác định cơ hội và thách thức trong kinh doanh BĐS với bối cảnh thị trường hiện nay; nhận diện những nút thắt, nguồn lực, thị trường nhánh… chưa được khai thác của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đồng thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh doanh BĐS./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.