Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 7 năm 2019 | 14:20

Thị trường BĐS hút gần 850 triệu USD vốn FDI trong 7 tháng năm 2019

Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê, trong 7 tháng năm 2019 tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 8.272 triệu USD. Ngành kinh doanh bất động sản (BĐS) đứng thứ 2 về vốn thu hút đạt 842,7 triệu USD, chiếm 10,2% tổng số vốn.

Cụ thể, vốn FDI tính đến thời điểm 20/7/2019 đã thu hút được 2.064 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8.272,4 triệu USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, có 791 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.425,6 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 7 tháng năm nay đạt 11.698 triệu USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 7 tháng còn có 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 8,52 tỷ USD, tăng 77,8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 733 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,70 tỷ USD và 3.654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,82 tỷ USD.

Vốn FDI đổ vào thị trường BĐS trong 7 tháng năm 2019 đạt hơn 850 triệu USD trong tổng vốn FDI.
Vốn FDI đổ vào thị trường BĐS trong 7 tháng năm 2019 đạt hơn 850 triệu USD trong tổng vốn FDI.

Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 6.059 triệu USD, chiếm 73,2% tổng vốn đăng ký cấp mới. Ngành hoạt động kinh doanh BĐS đạt 842,7 triệu USD, chiếm 10,2%, các ngành còn lại đạt 1.370,7 triệu USD, chiếm 16,6%. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng đạt 9.079,3 triệu USD, chiếm 77,6% tổng vốn đăng ký, ngành hoạt động kinh doanh BĐS đạt 716,1 triệu USD, chiếm 6,1% các ngành còn lại đạt 1.902,6 triệu USD, chiếm 16,3%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5.384,9 triệu USD, chiếm 63,2% tổng giá trị góp vốn. Hoạt động kinh doanh BĐS đạt 754,8 triệu USD, chiếm 8,9%, các ngành còn lại đạt 2.381,1 triệu USD, chiếm 27,9%.

Cả nước có 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 7 tháng năm 2019, trong đó Bình Dương có số vốn đăng ký lớn nhất với 766,2 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đăng ký cấp mới. TP. Hồ Chí Minh 688,7 triệu USD, chiếm 8,3%, Tây Ninh 599,4 triệu USD, chiếm 7,25%, Bắc Ninh 597,6 triệu USD, chiếm 7,22%, Đồng Nai 541,9 triệu USD, chiếm 6,6%.

Trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 7 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.785,6 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Hàn Quốc 1.473,4 triệu USD, chiếm 17,8%, Nhật Bản 1.123,7 triệu USD, chiếm 13,6%.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top