Với việc dần kiểm soát được dịch Covid-19, GDP dự kiến tăng trưởng 6-7% cùng các gói kích thích nền kinh tế của Chính phủ sẽ là động lực để thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi và gia tăng sức cầu.
Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài dần được khôi phục
Trong 2 năm 2022-2023, gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy mô 350.000 tỷ đồng sẽ là “bước đệm” phục hồi trong giai đoạn tới.
Mặt khác, GDP dự báo tăng trưởng nhờ các yếu tố hỗ trợ như tiêu dùng nội địa và hoạt động sản xuất chế biến chế tạo hồi phục. Xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi nhờ lộ trình tham gia các hiệp định FTAs, nhu cầua tiêu dùng thế giới phục hồi sau dịch bệnh và chi phí vận tải hạ nhiệt cùng sự quay lại của dòng vốn FDI.
Xét riêng quý IV/2021, giải ngân vốn FDI đạt 6,460 triệu USD (tăng 59,9% so với quý trước, tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước) và đăng ký FDI mới đạt 9,008 triệu USD (tăng 31% so với quý trước, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước). Điều này cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đang lạc quan với môi trường kinh doanh và tiếp tục đa dạng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Mặt khác, theo báo cáo của Chính phủ, số vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước dự kiến cân đối được trong năm 2022 là 526,1 nghìn tỷ đồng (tăng 10,2% so với kế hoạch năm 2021) và Chính phủ đặt mục tiêu tỷ lệ giải ngân thực tế/kế hoạch đạt trên 90%. Do đó, Chính phủ sẽ có các phương án đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công trong năm 2022.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thúc đẩy đầu tư công là phương án khả thi và nhanh nhất để hỗ trợ kinh tế sớm phục hồi, bởi đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP sẽ tăng thêm 0,058%. Ngoài ra, các biện pháp cách ly xã hội được nới lỏng sẽ giúp tháo gỡ khó khăn trong việc đi lại, tiến độ triển khai các dự án tồn đọng được cải thiện.
Thị trường BĐS dưới góc nhìn của chuyên gia
Thị trường BĐS trong năm 2022 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ trên đà phục hồi ở nhiều phân khúc BĐS.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, trên thực tế thị trường BĐS không còn nhiều vùng hoang sơ để nhà đầu tư xuống tiền, ung dung chờ hai, ba năm để kiếm hai, ba lần. Giá đất ở các thành phố nhỏ đã ở mức 30-40 triệu đồng/m2, vùng ngoại vi trên 10 triệu đồng/m2; còn nơi xa, đất nông nghiệp dạng có thể thành đất ở cũng 3-4 triệu đồng/m2. Không còn những mảnh đất giá vài chục ngàn đồng, vài trăm ngàn đồng như những năm trước đây.
Theo Ngân hàng Nhà nước, năm 2021, dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS tính đến tháng 10/2021 là gần 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,46% so với năm trước, chiếm gần 20% tổng dư nợ; trong đó, 65% tín dụng BĐS là phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng, 35% là cho vay kinh doanh BĐS. Thực tế cũng cho thấy, vì nhiều lý do, việc các doanh nghiệp quá tập trung xây nhà cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, khiến mất cân đối cung - cầu và tình trạng bong bóng đối với một số phân khúc BĐS… Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước chủ trương năm 2022 sẽ kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền chảy vào BĐS, trái phiếu doanh nghiệp, nhất là tín dụng BĐS có tính chất đầu cơ... |
Do đó, cho dù là mua đầu tư lâu dài thì nhà đầu tư cũng phải bỏ một số tiền lớn. Còn nhà đất có thể khai thác được (ở hoặc cho thuê) ở vùng đô thị nhỏ hoặc liền kề thì giá 10-50 triệu đồng/m2, mà chưa chắc đã cho thuê được hoặc cho thuê không được 1% chi phí đầu tư.
Dự báo thị trường BĐS năm 2022 thanh khoản giảm khá mạnh, xuất hiện giảm giá một số nơi đang là đỉnh cao của sung lực. Thị trường có thể đi vào giai đoạn khó khăn thật sự và là cơ hội cho người có tiền chọn lựa (quyền lực mua); người càng có tiền nhiều càng có cơ hội và quyền chọn lựa.
Ngược lại, dưới góc nhìn về thị trường BĐS vùng ven, ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư BĐS Việt An Hoà lại đưa ra nhận định: Năm 2022, thị trường BĐS nhiều khả năng thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn năm 2021. Ngoài ra, xu hướng các nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào nhà đất và các loại hình BĐS gắn liền với đất vẫn gia tăng sẽ tác động lên giá BĐS. “Khi dịch được kiểm soát, tần suất hoạt động của nhà đầu tư BĐS rộng hơn nên năm 2022 BĐS vùng ven có thể được mua bán nhiều hơn”, ông Quang nhận định.
Cùng với đó, hoạt động đấu giá đất vàng tại khu vực Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đạt ngưỡng giá mới, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư năm 2022 và nhiều khả năng ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá toàn thị trường thành phố và vùng ven theo hướng điều chỉnh đi lên.
Còn theo ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cá nhân, Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn Đầu tư Phú Vinh (Phú Vinh Group), năm 2022, nhiều phân khúc BĐS sẽ có những tăng trưởng tốt.
Cụ thể, với các phân khúc BĐS để bán, triển vọng sáng sủa nhất đang nằm ở thị trường tại các đô thị vệ tinh, có khoảng cách di chuyển 1-2 giờ đồng hồ bằng xe hơi, có hạ tầng phát triển và hưởng lợi từ các gói đầu tư công.
Đối với phân khúc BĐS công nghiệp, năm 2022 sẽ là năm tăng trưởng tốt khi hoàn thiện pháp lý và tiến trình xây dựng hoàn tất, các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam sẽ được xem là động lực lớn cho phân khúc này.
Ngược lại, ở phân khúc BĐS cho thuê, tình hình khó khăn có thể còn kéo dài đến hết quý II/2022, tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh của các tỉnh, thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.