Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020 | 13:58

Thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh sau cú huých thành lập TP. Thủ Đức: Sôi động hơn nếu thực hiện đúng

Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 9/12/2020 về việc thành lập TP. Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Là sự sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức, TP. Thủ Đức rộng trên 211 km2, quy mô dân số hơn 1 triệu người. Việc thành lập TP. Thủ Đức được kỳ vọng là cú huých cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và BĐS nói riêng tại TP. Hồ Chí Minh.

 

t33.jpg
Việc thành lập TP. Thủ Đức được kỳ vọng sẽ là cú huých cho sự phát triển chung của thành phố.

 

Lực đẩy kinh tế đối với các tỉnh phía Đông

Nhận định về việc thành lập TP. Thủ Đức, TS. Sử Ngọc Khương, Giám Đốc cấp cao, Savills Việt Nam cho rằng, TP. Thủ Đức đang nhận được sự kỳ vọng rất lớn, khi mà những điều kiện để hiện thực hoá nó trong tương lai đã sẵn sàng. Việc thành lập là lực đẩy kinh tế của thành phố mới này đối với các tỉnh phía Đông thành phố và sự phát triển chung.

Điều kiện tiên quyết, những yếu tố để hình thành nên một đô thị, khi đề cập đến việc TP. Thủ Đức đã đủ điều kiện để có thể phát huy được sự kỳ vọng của Chính phủ cũng như là chính quyền TP. Hồ Chí Minh. Thứ nhất là ý chí và quyết tâm về chính trị. Thứ hai là nguồn lực, bao gồm 2 vấn đề chính là năng lực tài chính và năng lực triển khai.

Ông Khương cho rằng, việc triển khai một “thành phố trong thành phố” để đạt được kỳ vọng là đóng góp vào ngân sách TP. Hồ Chí Minh cũng như là ngân sách quốc gia, bài toán về nguồn lực và năng lực tài chính phải cần được làm rõ, để chúng ta hiện thực hoá nó thay vì chỉ đổi tên từ quận Thủ Đức thành TP. Thủ Đức và sáp nhập các quận với nhau. Năng lực đầu tư vào TP. Thủ Đức rất quan trọng, gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội. Ngoài ra, kinh tế đô thị cũng là bài toán lớn, phải làm sao để người dân tập trung về đây có thể sống và làm việc, chứ không phải cứ đổi tên thì nơi đó sẽ trở thành một đô thị.

Đô thị đó phải giải quyết được bài toán công ăn việc làm, an cư xã hội cũng như đảm bảo được tính liên kết vùng giữa Thủ Đức và các tỉnh lân cận. Cuối cùng là năng lực triển khai, thực hiện và giám sát ngân sách như thế nào. Nếu chúng ta thực hiện được những điều này, tôi nghĩ rằng đây sẽ là “cú huých” lớn vào TP. Hồ Chí Minh nói riêng và quốc gia nói chung trong việc đóng góp và thúc đẩy phía Đông TP. Hồ Chí Minh, để trở thành thành phố năng động và đóng góp vào nền kinh tế, vào ngân sách Chính phủ.

Mặt khác, chúng ta có thể thấy được quyết tâm rất lớn của Chính phủ và TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây. Tuy yếu tố về ý chí chính trị đã có, nhưng chúng ta cần xem lại năng lực tài chính, năng lực triển khai và thực hành. Thời gian gần đây, chúng ta đang có những hoạch định về cơ cấu dân sự, nguồn lực,… nhưng để đạt được những kỳ vọng trên thì chúng ta phải cần nguồn lực lớn và quyết tâm trong việc giám sát và thực thi. Bản thân Bình Dương là một trong những tỉnh, thành có nhiều “thành phố trong thành phố” nhất ở Việt Nam, chứng tỏ rằng khả năng thu hút vốn đầu tư, thu hút được người dân về sinh sống học tập và làm việc của họ rất tốt.

Mặt khác, trong trường hợp chúng ta chưa sẵn sàng về mọi thứ thì việc xây dựng một đô thị như trên là điều còn cần phải cân nhắc vì khi ngân sách Nhà nước bị giới hạn thì việc hợp tác về công tư, kêu gọi những nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, thúc đẩy là điều cần thiết. Chẳng hạn, trước đây chúng ta kỳ vọng Thủ Thiêm là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của TP. Hồ Chí Minh, nhưng đến nay chúng ta mất hơn 20 năm, và đây chính là một bài học lớn mà chúng ta cần phải lưu ý. Sẽ có những liên quan đến vấn đề BĐS, do đó, để có thể phát triển đô thị và đạt được kỳ vọng thì việc minh bạch trong ngân sách, triển khai cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp nguồn lực, năng lực tài chính vào Thủ Đức rất quan trọng và cũng là thử thách đối với chính quyền của Thủ Đức cũng như là của TP. Hồ Chí Minh.

Đột phá về kinh tế và đô thị

Việc thành lập TP. Thủ Đức liên quan mật thiết đến nền kinh tế, trong đó, nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành là làm sao đưa Thủ Đức lên thành trung tâm kinh tế, như vậy thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước mới có thể thấy được cơ hội để họ đầu tư vào sản xuất, dịch vụ,… chứ không đơn thuần chỉ để xây dựng con đường và bán BĐS, cũng không phải để người dân mua BĐS để bán lại, phải làm sao để Thủ Đức trở thành trung tâm kinh tế, dịch vụ để người dân có thể về đó sinh sống và làm việc, có đồng lương thu nhập.

Chúng ta đã giải quyết được bài toán cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, vì gần như đây là những yếu tố có sẵn và chỉ cần phát triển lên, nhưng bài toán khó nhất là kinh tế, thu nhập bình quân. Tại TP. Hồ Chí Minh, GDP bình quân đầu người hiện vào khoảng 3-4 nghìn đôla Mỹ/năm, thì bài toán đặt ra là thu nhập bình quân của người dân khi về Thủ Đức sinh sống sẽ là bao nhiêu? Cụ thể hơn, nếu người chồng hoặc người vợ làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, người còn lại làm tại Thủ Đức thì công việc ở đâu ra? Thu nhập như thế nào? Đây chính là bài toán lớn mà khi làm quy hoạch chúng ta phải lưu ý đến, cần phải liên kết đến vấn đề về kinh tế ngoài quốc doanh để thúc đẩy nội lực của Thủ Đức như kỳ vọng của Chính phủ cũng như là các cơ quan ban ngành.

 

 

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top