Chỉ trong qúy 1/2015, tại thị trường Hà Nội đã có gần 5.000 căn hộ cao cấp được tung ra, đánh dấu sự trở lại của một trong những phân khúc khó bán trên thị trường
Rộn ràng giao dịch mua bán
Theo CBRE, chỉ tính trong qúy 1, đã có tổng cộng 4.879 căn hộ được mở bán mới từ 18 dự án, tăng 82% so với quý 1/2014. Đáng chú ý, trong số 18 dự án là từ phân khúc cao cấp, con số này cao hơn nhiều so với dự án cao cấp chào bán trong bất kỳ quý nào trong suốt thời kỳ từ 2012 đến 2014. Số căn hộ thuộc phân khúc cao cấp được mở bán cũng tăng 60% so với quý trước và 30% so với năm trước.
Hiện sàn giao dịch mua bán vẫn diễn ra sôi động trong quý. Ước tính có 3.079 căn hộ đã được giao dịch trong quý này, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết đây là các dự án có vị trí gần trung tâm thành phố và có tiến độ xây dựng tốt, hoặc của chủ đầu tư có danh tiếng. Một trong những nguyên nhân của việc tăng giá này là do quỹ đất nhà ở tại khu trung tâm ngày càng hạn chế, do đó các dự án này thu hút được nhiều người mua.
Thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến lượng giao dịch ổn định trong quý 1/2015.
Trên thị trường thứ cấp, giá thứ cấp bình quân thị trường cũng cải thiện cả theo quý và theo năm. Trong các phân khúc, giá thứ cấp tại phân khúc hạng sang và cao cấp tăng mạnh nhất với 3,2% và 5,8% so với quý trước. Các dự án đã hoàn thiện trong khu trung tâm vẫn được nhiều người tìm mua. Trong khi đó, giá thứ cấp phân khúc bình dân lại giảm cả theo quý và theo năm, nguyên nhân chủ yếu do lượng cung lớn trên thị trường sơ cấp.
Theo CBRE, trong thời gian tới, thị trường kỳ vọng sẽ đón thêm khoảng 13.000 căn hộ trong các quý còn lại của 2015. Khu vực phía Tây và Tây Nam Hà Nội vẫn là khu vực có nguồn cung lớn nhất về số căn hộ, chiếm khoảng 64% tổng nguồn cung. Tuy nhiên, ở khu phía Đông và Đông Nam đang dần trở thành một khu vực hấp dẫn đối với người mua nhà.
Hoạt động mua bán được dự kiến sẽ tiếp tục sôi động trong năm nay với sự trở lại của các dự án và chủ đầu tư có tiếng. Với lượng cung lớn ào ạt và dường như lượng giao dịch đang tăng nhanh, câu hỏi được đặt ra là liệu thị trường có đang bắt đầu chu kỳ tăng trưởng nóng?
Thị trường biệt thự, nhà liền kề: Cầu nhiều, cung vẫn ít
Báo cáo của CBRE cho thấy, quý đầu tiên của năm 2015, thị trường không ghi nhận thêm dự án biệt thự, nhà liền kề mới được mở bán. Điều này đã phần nào làm giảm bớt áp lực cho toàn thị trường khi mà nguồn cung vẫn đang chiếm ưu thế so với nguồn cầu. Trong quý, hai dự án tại Hà Đông và Hoài Đức đã được chính thức tái khởi động. Bên cạnh đó, theo ghi nhận của CBRE, các dự án được mở bán vào thời điểm cuối năm 2014 đều đạt tỷ lệ bán khá tốt, nhờ có uy tín của chủ đầu tư cũng như mức độ cung ứng đầy đủ các yếu tố về cơ sở hạ tầng, tiện ích trong khu đô thị, cùng với dịch vụ quản lý vận hành chuyên nghiệp.
Về biến động giá thứ cấp, thị trường tiếp tục ghi nhận mức tăng giá quý thứ ba liên tiếp, với 1,3% so với quý trước và 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù có tháng Tết nhưng các giao dịch bán biệt thự, nhà liền kề vẫn được ghi nhận là khá tích cực. Mức tăng giá chủ yếu đến từ các quận đang phát triển như Hà Đông (+1,4%), Hoài Đức (+0,8%), Hoàng Mai (+0,4%) và Gia Lâm (+5%). So với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất thuộc về huyện Gia Lâm, chủ yếu nhờ uy tín cũng như mức tăng giá đáng kể từ dự án Biệt thự Lâm Viên – Đặng Xá; theo sau đó là các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Long Biên.
Các quận này được biết đến với các dự án uy tín như Vinhomes Riverside (Long Biên), The Manor và Mỹ Đinh-Mễ Trì (Nam Từ Liêm). Thêm vào đó, khu đô thị Việt Hưng (Long Biên) đã được quy hoạch làm khu nhà ở cho hàng nghìn người dân phố cổ theo chính sách “giãn dân phố cổ” của thành phố.
Nhận định của CBRE, trong ba quý tới của năm 2015, năm dự án biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị được kỳ vọng sẽ mở bán, cung cấp thêm cho thị trưởng khoảng 3.000 căn biệt thự liền kề. Thị trường biệt thự, nhà liền kề được kì vọng sẽ tiếp tục đà khôi phục do người mua ngày càng có kỳ vọng rõ ràng hơn về một ngôi nhà tiêu chuẩn, trong khi chủ đầu tư đã và đang nhanh chóng nắm bắt nhu cầu này. Các dự án do đó ngày càng chú ý nhiều hơn đến việc phát triển cơ sở hạ tầng tiện ích trong khu đô thị cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ quản lý, điều hành và đẩy mạnh các chiến dịch marketing bởi đây được xem là những yếu tố quan trọng nhất để thu hút được người mua nhà, nhất là loại hình nhà biệt thự/ liền kề.
Trong tương lai gần, niềm tin của khách hàng vào thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ có sự quay trở lại của những dự án đã từng bị đình trệ. Cuối cùng, với Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực vào tháng 7 tới, người nước ngoài đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới việc mua và sở hữu một bất động sản tại Việt Nam, tuy nhiên nguồn cung hiện tại có đáp ứng được tiêu chuẩn của họ về chất lượng và giá cả có tương xứng với chất lượng hay không, vẫn phải chờ thời gian trả lời.
Trần Đình Mai
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.