KTNT – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc phê duyệt quy hoạch vùng nhằm đáp ứng với việc để TP. Hồ Chí Minh phát triển trở thành một vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Theo quy hoạch vùng được phê duyệt, phạm vi vùng của TP. Hồ Chí Minh sẽ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang với tổng diện tích toàn vùng hơn 30.000km2
Việc phê duyệt quy hoạch vùng nhằm hướng đến mục tiêu nhằm phát triển vùng TP. Hồ Chí Minh trở thành một vùng đô thị lớn phát triển năng động và bền vững, có vai trò, vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và hướng tới quốc tế. Đồng thời, phát triển vùng TP. Hồ Chí Minh trở thành một vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thương mại - tài chính, trung tâm nghiên cứu khoa học - dịch vụ, trung tâm công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp chuyên sâu với trình độ chuyên môn hóa cao, trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và y tế chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của vùng
Vùng TP. Hồ Chí Minh là vùng đô thị lớn có tỷ lệ đô thị hóa cao và chất lượng sống tốt, vùng phát triển kinh tế năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có vai trò vị thế chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, châu Á Thái Bình Dương có sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế. Là trung tâm giao thương quốc tế của vùng Nam Bộ và cả nước, đầu mối liên kết các vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, là trung tâm công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp chuyên sâu, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ chất lượng cao tầm quốc gia và khu vực. Trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch rừng cảnh quan tầm quốc gia, trung tâm văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của quốc gia và khu vực, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh của vùng Nam Bộ và cả nước.
Vùng TP. Hồ Chí Minh sẽ phát triển không gian theo hướng cân bằng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Liên kết vùng với khung hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là đô thị hạt nhân, trung tâm tri thức, trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng hiện đại ngang tầm với các đô thị trong khu vực Đông Nam Á. Điều này sẽ góp phần đáp ứng mức dân số khoảng 25 triệu người đến năm 2030. Cụ thể, dân đô thị khoảng 18 - 19 triệu người, dân số nông thôn khoảng 6 - 7 triệu người và khoảng 18 - 19 triệu lao động. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70 - 75%./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.