Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 5 năm 2020 | 8:24

Thủ tướng dự chương trình nghệ thuật “Dâng Người tiếng hát mùa Xuân”

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Dâng Người tiếng hát mùa Xuân" tổ chức nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) đã diễn ra vào tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Đến dự và thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc biệt này có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự chương trình. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Đến dự còn có các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội.

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

“Dâng Người tiếng hát mùa Xuân” là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tuyên truyền sâu rộng, giáo dục các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Qua đó, các nghệ sĩ thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn vô hạn đối với Người; góp phần khắc sâu và thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân.

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Chương trình nghệ thuật “Dâng Người tiếng hát mùa Xuân” được chia thành ba phần: “Người là Hồ Chí Minh”, “Những bông hoa trong vườn Bác” và “Dâng Người tiếng hát mùa Xuân”.

Trong phần đầu “Người là Hồ Chí Minh”, các nghệ sĩ gửi tới công chúng những tác phẩm ngợi ca thân thế, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh cống hiến của Người với sự nghiệp cách mạng của Đảng, giải phóng dân tộc Việt Nam và với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Các tác phẩm được trình diễn trong phần này đều là những ca khúc nổi tiếng, được nhiều thế hệ công chúng Việt Nam biết đến như: “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” (sáng tác An Thuyên); “Dấu chân phía trước” (sáng tác Phạm Minh Tuấn), “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó” (sáng tác Nguyễn Tài Tuệ), “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (sáng tác Văn Cao), “Đôi dép Bác Hồ” (nhạc Văn An, thơ Tạ Hữu Yên), “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” (sáng tác Trần Chung), “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” (sáng tác Huy Thục), “Người là Hồ Chí Minh” (sáng tác Ewan MacColl).

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số tình cảm đặc biệt, “đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta “sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”... Phần 2 của chương trình có tên gọi “Những bông hoa trong vườn Bác”, gồm các tác phẩm chọn lọc, mang âm hưởng vùng miền, đại diện các dân tộc, thể hiện lòng biết ơn, ngợi ca công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Đó là các ca khúc: “Những bông hoa trong vườn Bác” (sáng tác Văn Dung), “Suối Lê Nin” (âm nhạc Phạm Tuyên, thơ Trần Văn Loa), “Miền Trung nhớ Bác” (sáng tác Thuận Yến); “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” (âm nhạc Lưu Cầu, thơ Trần Nhật Lam), “Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên” (sáng tác Lê Lôi), “Bác Hồ một tình yêu bao la” (sáng tác Thuận Yến)...

 

Ảnh VGP/Quang Hiếu

“Dâng Người tiếng hát mùa Xuân” là phần cuối của chương trình, với các tác phẩm “Trông cây lại nhớ tới Người” (sáng tác Đỗ Nhuận - Đỗ Trung Phong), “Em mơ gặp Bác Hồ” (sáng tác Xuân Giao), “Dâng Người tiếng hát mùa Xuân” (sáng tác Nguyễn Văn Thương), “Hát về Người” (sáng tác Đoàn Bổng)...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dâng Người tiếng hát mùa Xuân” có sự tham gia trình diễn của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam được công chúng yêu mến đến từ Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Học viện Múa Việt Nam, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương.../.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top