Hàng ngàn nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong hệ thống của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là tài sản quốc gia quý báu. Tất cả chúng ta sẽ là những “viên gạch” nhỏ hoặc những “công trình” đồ sộ để đóng góp xây dựng Tổ quốc.
Thủ tướng khẳng định, hơn 75 năm qua kể từ khi đất nước giành lại được độc lập, đến nay, đội ngũ trí thức Việt Nam không ngừng lớn mạnh, luôn miệt mài lao động sáng tạo và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng, Nhà nước, toàn xã hội ghi nhận và trân trọng. Học tập tư tưởng của Bác Hồ trong việc trọng dụng người tài đức, Nghị quyết số 27 của Trung ương Khóa X đã khẳng định xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững.
Thủ tướng nêu rõ, từ khi ra đời đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa cho đồng chí Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
“Tôi tin tưởng rằng tất cả các vị đại biểu tham dự đại hội lần này đều nhận thức rất rõ yêu cầu của đất nước phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và nguồn lực lớn nhất của chúng ta là con người”, Thủ tướng nói. Hiện nay toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước. Đây là khát vọng phát triển lớn của dân tộc mà chúng ta phải thực hiện trong điều kiện đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, môi trường thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường. Tình hình đó đòi hỏi đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, các tổ chức khoa học công nghệ, đặc biệt là đội ngũ trí thức khoa học công nghệ trong hệ thống Liên hiệp Hội cần tổ chức phấn đấu hơn nữa, đóng góp cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước ta.
Thủ tướng nêu rõ, hàng ngàn nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong hệ thống của Liên hiệp Hội là tài sản quốc gia quý báu. Tất cả chúng ta sẽ là những “viên gạch” nhỏ hoặc những “công trình” đồ sộ để đóng góp xây dựng Tổ quốc.
Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số vấn đề. Đó là phải làm cho khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực quan trọng nhất phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, sức mạnh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực sự là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam, tập hợp, đoàn kết trí thức ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng để đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nhận thức sâu sắc trách nhiệm đối với đất nước.
Thủ tướng và Ban Chấp hành mới của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phát huy tinh thần yêu nước, các giá trị cốt lõi tốt đẹp của dân tộc. Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người trí thức, nhất là trí thức trẻ.
Trọng dụng, tôn vinh những người có đóng góp thiết thực và hiệu quả. Làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa trí thức với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Tập hợp đội ngũ, tập trung nguồn lực để đề xuất tham mưu cho Đảng, Nhà nước những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của đất nước.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phải thực sự trở thành một bộ phận tham mưu tin cậy của Đảng, Nhà nước, nhất là đối với công tác vận động, khơi dậy tinh thần cống hiến của đội ngũ trí thức. Tiếp tục chủ động thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Tổ chức tốt các diễn đàn khoa học.
Chủ động tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát huy hiệu quả tiềm lực của đội ngũ trí thức nước nhà.
Phấn đấu xây dựng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thành một tổ chức chính trị-xã hội vững mạnh, giữ vững vai trò nòng cốt trong tập hợp, đoàn kết và xây dựng, phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức, đại diện cho tiếng nói của đội ngũ những người làm khoa học và công nghệ cả nước.
Xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ mà còn là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm của Tập đoàn GFS, đơn vị có hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, quy tụ và hợp tác với nhiều nhà khoa học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng tin tưởng với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, phát triển, Đại hội lần thứ VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ truyền đi một tinh thần mới khơi dậy trách nhiệm và khát vọng của các hội viên cả nước, tạo động lực phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tiếp tục đóng góp quan trọng cho đất nước ta.
Sau thời gian làm việc, Đại hội đã bầu ra Đoàn Chủ tịch gồm 26 thành viên. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, giữ chức Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa VIII.
Hai ông Phạm Quang Thao và Nguyễn Hồng Diên là Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội; ông Nguyễn Quyết Chiến là Tổng Thư ký Liên hiệp Hội. Ông Đặng Vũ Minh được bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội.
Bên lề Đại hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm công nghệ và vật liệu tiên tiến tại triển lãm khoa học công nghệ, trong đó có sản phẩm của Tập đoàn GFS, doanh nghiệp đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhằm đưa các nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam vào thực tiễn. Hiện doanh nghiệp này sở hữu, tích hợp trên 40 phát minh, sáng chế trong lĩnh vực xây dựng, đang triển khai Đề án ứng dụng công nghệ cao để sản xuất cấu kiện tiền chế tiên tiến, phục vụ các dự án nhà ở quy mô lớn, đô thị, khu nhà cho công nhân các khu công nghiệp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.