Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 8 năm 2020 | 9:31

Thừa Thiên - Huế: Dẫn đầu toàn quốc về ứng dụng công nghệ thông tin

Thừa Thiên - Huế đã tăng 01 bậc và trở thành địa phương dẫn đầu toàn quốc về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong năm 2019.

Theo đó, vào chiều ngày 26/8, tại hội nghị trực tuyến thường kỳ Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế là địa phương dẫn đầu toàn quốc.

Cụ thể, Thừa Thiên - Huế là tỉnh duy nhất trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số trên 0,9 điểm (0,9039 điểm) và vươn lên vị trí thứ nhất. Như vậy, Thừa Thiên - Huế đã tăng 1 bậc so với bảng xếp hạng năm năm 2018 (xếp thứ 2 với 0,897 điểm).

Đây là kết quả của sự cố gắng nỗ lực trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực. Trong đó nhiều chỉ số thành phần nằm trong TOP đầu như: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (xếp thứ 1/63); Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan (xếp thứ 3/63); Cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT (xếp thứ 9/63); Trang/Cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố (xếp thứ 1/63) - đây là năm thứ 3 liên tiếp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế dẫn đầu trong toàn quốc.

 

Năm thứ 3 liên tiếp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế dẫn đầu trong toàn quốc.
Năm thứ 3 liên tiếp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế dẫn đầu trong toàn quốc.

 

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, Thừa Thiên - Huế đang từng bước khẳng định mình là một địa phương đủ tầm và lực để trở thành một tỉnh phát triển mạnh về CNTT trong cả nước.

Hiện, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang xây dựng các quy định về ứng dụng, phát triển CNTT tuân thủ các quy định của pháp luật về CNTT, phù hợp với thực tế tại địa phương, đảm bảo quản lý theo kịp sự phát triển; Xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu - phát triển, sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ CNTT; Hoàn thiện hạ tầng CNTT tập trung của tỉnh, có khả năng dự phòng, đáp ứng các dịch vụ hạ tầng cơ bản, ứng dụng hiệu quả công nghệ điện toán đám mây; Hướng đến ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao.

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top