Lớn lên từ những miền quê nghèo nhưng bằng sự năng động, sáng tạo, khát khao làm giàu, nhiều thanh niên thế hệ 9X ở Anh Sơn (Nghệ An) đã phấn đấu hết mình và trở thành những ông chủ khi tuổi đời còn rất trẻ.
Thu tiền tỷ từ chăn nuôi lợn ngoại và gà đồi
Không chọn cao đẳng, đại học để làm con đường tiến thân như bao bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp trung học phổ thông, Bùi Đăng Thích ở thôn 7 xã Đức Sơn quyết định đi làm thuê cho các trang trại chăn nuôi lớn ngoài miền Bắc để vừa có tiền, vừa đúc rút kinh nghiệm cho mình. Công việc làm thuê vất vả, khó nhọc, nhưng bù lại Thích lại học được cách chăn nuôi khoa học và bài bản từ những trang trại lớn, thêm vào đó là học được cách nắm nhu cầu của thị trường và đầu ra của sản phấm.
Khi đã có chút vốn cùng với kinh nghiệm, Thích trở về quê hương để tự xây dựng trang trại cho chính mình. Nhận thấy đầu ra của việc chăn nuôi lợn giống ổn định, anh đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại, mua 30 con lợn nái giống ngoại về nuôi. Với kinh nghiệm sẵn có, công việc chăn nuôi của Thích khá thuận lợn, hiện nay mỗi năm đàn lợn nái ngoại của gia đình anh cung cấp ra thị trường khoảng 700 con lợn giống, thu về trên 500-600 triệu đồng.
Không chỉ vậy, tận dụng diện tích vườn đồi anh còn tập trung chăn nuôi 6.000 con gà sạch mỗi năm. Hiện tại với mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại và gà đồi đã mang lại cho Thích nguồn thu xấp xỉ 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cũng cho lãi khoảng 500 triệu đồng.
Mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại và gà đồi của Bùi Đăng Thích cho lãi khoảng 500 triệu đồng/năm
Kỹ sư về quê trồng gừng
Đang có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng với nghề kỹ sư cơ khí, nhưng với ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Viết Nghĩa (SN 1990) ở thôn 9, xã Tào Sơn đã quyết định nghỉ việc về quê để gây dựng trang trại.
Không ít người cho rằng Nguyễn Viết Nghĩa dở hơi khi từ bỏ công việc tốt với đồng lương ổn định để về quê làm nông dân. Nhưng với Nghĩa được về quê, gây dựng cho mình trang trại là ước mơ từ bấy lâu ấp ủ. Về quê, được cha mẹ trao cho 10ha đất đồi rừng, Nghĩa quyết định xây dựng cho mình một mô hình kinh tế tổng hợp từ vườn rừng ao chuồng, trong đó 9ha anh tập trung trồng keo tràm, 5 sào ao dùng để nuôi cá, ngoài ra anh còn nuôi 6 con bò, 300 con gà siêu trứng.
Với bản tính sáng tạo, muốn làm những thứ mới mẻ. Trong một lần tìm hiểu trên mạng xã hội thấy trồng gừng trong bao tải dưới tán cây dễ làm mà lại cho thu nhập cao, vậy là anh làm thử. Từ đất cát, trấu, phân Nghĩa pha trộn hỗn hợp rồi bỏ vào trong bao tải để trồng 3.000 gốc gừng, mỗi gốc cho 3 kg củ với giá 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu về trên 120 triệu đồng/năm.
Mô hình ptrồng gừng mang lại thu nhập từ 250-300 triệu đồng/năm cho anh Nguyễn Viết Nghĩa.
Làm giàu từ sản xuất trà xanh chất lượng cao
Mặc dù có tuổi đời còn rất trẻ nhưng chàng thanh niên Võ Văn Sáng sinh năm 1995 ở thôn 5, xã Hùng Sơn đã có một xưởng sản xuất chè thủ công chất lượng cao với thu nhập mỗi năm xấp xỉ 600 triệu đồng. Sáng tâm sự: Năm 2015 hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự, tôi định đi học nghề, nhưng nghĩ mãi, chẳng biết học nghề gì… rồi nhận thấy ở địa phương nguồn nguyên liệu chè dồi dào, nhưng bởi giá trị của sản phẩm trà xanh còn thấp nên thu nhập của bà con chẳng được là bao. Với mong muốn nâng cao giá trị cây chè của quê hương, Sáng đã quyết định ra tận Thái Nguyên để học cách làm chè móc câu.
Sau gần nửa năm theo học, dần dà Sáng cũng rút ra cho mình kinh nghiệm, rồi trở về quê đầu tư máy móc thiết bị để mở xưởng. Hiện nay, cơ sở sản xuất trà chất lượng cao của Võ Văng Sáng sản xuất trên 3 tấn trà xanh/năm, thu nhập xấp xỉ 600 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết việc làm cho 12 lao động.
Mô hình làm chè của anh Võ Văn Sáng thôn 5 xã Hùng Sơn cho thu nhập 600 triệu đồng/năm
Anh Thái Doãn Quỳnh, Phó bí thư Đoàn Thanh niên huyện Anh Sơn cho biết: Có thể nói từ phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp, trên địa bàn huyện Anh Sơn đã có không ít những thanh niên làm giàu khi tuổi đời đang còn rất trẻ, họ thật sự là những tấm gương dám nghĩ, dám làm và thật sự sáng tạo. Nhiều sản phẩm do họ làm ra đã trở thành các mặt hàng có giá trị, có tính cạnh tranh cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện, toàn huyện Anh Sơn có 37 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 100-300 triệu đồng trở lên.
Huyền Trang
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.