Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2019 | 18:48

Thừa Thiên - Huế: Xây dựng trường học hạnh phúc

Trong dịp kỷ niệm 37 năm Ngày nhà giáo Việt Nam, trao đổi với PV Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thể hiện sự quyết tâm trong việc xây dựng trường học hạnh phúc.

3.jpg
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm sát sao đến ngành giáo dục tỉnh nhà.

Xuất phát từ những thực tiễn 

Mở đầu cuộc trao đổi, với những trăn trở của mình, ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thẳng thắn đánh giá, nhận xét tổng quát về ngành giáo dục tỉnh nhà trong thời gian qua. 

Cụ thể, theo Giám đốc Tân, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 và đạt được những kết quả đáng ghi nhận; qua đó góp phần hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ số phát triển giáo dục sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 

Chất lượng giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế được cụ thể bằng những kết quả cao như: có 52 giải trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia (3 giải nhất, 11 giải Nhì, 16 giải Ba và 22 giải Khuyến khích) và có 01 học sinh đạt Huy chương Đồng trong Kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á năm 2019. 

Công tác tổ chức điều hành thi và chất lượng các kỳ thi để lại ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, khách quan, chặt chẽ, tạo niềm tin trong chỉ đạo năm học mới. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2019 đạt trên 90%. 

Ngoài ra, công tác giáo dục đạo đức lối sống, truyền thống văn hóa; giáo dục môi trường; giáo dục kỹ năng sống được đặc biệt quan tâm. 100% trường học trong tỉnh hưởng ứng đề án Chủ nhật xanh, xây dựng môi trường trường học xanh sạch đẹp… Công tác phòng chống bạo lực học đường; bạo hành trẻ em; công tác đảm bảo an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát kịp thời… 

Bên cạnh đó, ông Tân cho biết, dù có chương trình kiên cố hóa trường lớp học, tuy nhiên nguồn vốn hạn chế nên các trường chưa được đầu tư. Do vậy, trong năm học 2018 - 2019 ngành giáo dục tỉnh nhà đang gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học. 

Cụ thể, qua khảo sát có 287 phòng học xuống cấp chiếm 4,08%, 382 phòng học bộ môn chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chiếm 26%, 505 nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ  16,8%, nhiều trường Mầm non giáo viên phải sử dụng nhà vệ sinh chung với học sinh... thực trạng này đang tồn tại nhiều tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền… 

Và những điều đáng phải suy ngẫm 

Ông Tân nhận định, Thừa Thiên - Huế là vùng đất có nhiều thuận lợi đối với việc dạy và học các môn ngoại ngữ, lịch sử, tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan chúng ta vẫn nhận thấy kết quả thi 2 môn này ở tỉnh nhà chưa thật xứng tầm và như mong muốn. Đây là nỗi trăn trở của lãnh đạo ngành, của các trường học. 

Phân tích nguyên nhân của thực trạng này, ông Tân cho rằng, về phía lãnh đạo, dù đã cố gắng nhưng chúng tôi vẫn chưa có những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh  phong trào học ngoại ngữ trong các trường hiện nay. 

Cùng với đó, ông Tân xác định, các trường chưa thật sự có những biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, lôi cuốn học sinh; chất lượng giảng giảng dạy của nhiều giáo viên chưa cao; đặc biệt, nhận thức và thái độ của người học chưa đúng đắn về tầm quan trọng của các môn ngoại ngữ, lịch sử.

"Chúng tôi đặc biệt lưu ý hơn trong chỉ đạo dạy học ở 2 môn học này trong năm học 2019 – 2020", ông Tân nhấn mạnh. 

Giải pháp và mong muốn về xây dựng trường học hạnh phúc 

Vui với những thành tích đạt được và trăn trở trước những tồn tại của giáo dục tỉnh nhà trong thời gian qua, mong muốn thiết tha nhất của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2019 – 2020 là đừng có học sinh nào phải bỏ học vì điều kiện và hoàn cảnh gia đình; 100% trường học các cấp gắn dạy chữ với dạy người, rèn kĩ năng sống cho các em, không chạy theo thành tích, phải dạy thật, học thật, phải làm sao thắp sáng và thổi bùng ngọn lửa khát vọng, đam mê học ở học sinh Thừa Thiên - Huế.

 Ông Tân tin rằng, chỉ có như vậy những ngôi trường hạnh phúc mới sớm xuất hiện ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Và, đến thời điểm ấy, các ngôi trường này sẽ luôn đảm bảo điều kiện tốt nhất cho hoạt động dạy và học; các giáo viên sẽ có động lực hơn; các em học sinh của những ngôi trường này sẽ đến trường và học tập một cách hăng say, chủ động. 

Chưa dừng lại, việc xây dựng môi trường trường học xanh, sạch, đẹp và áp dụng tối đa, hiệu quả công nghệ vào dạy học là hai vấn đề lớn được lãnh đạo ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện. 

Một khi trường học nào được hội tủ đủ các yếu tố: trường đạt chuẩn quốc gia, trường học hạnh phúc, trường học xanh và trường học công nghệ thì sẽ được công nhận trở thành trường kiểu mẫu.

Thừa Thiên - Huế hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.
Thừa Thiên - Huế hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.

  

Tâm tình với thầy cô giáo 

Cuối buổi trao đổi của mình với PV, Giám đốc Tân dành một lượng lớn thời gian để nhắn nhủ với các giáo viên. 

Trước tiên, người đứng đầu ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ, lãnh đạo đơn vị sẽ tăng cường về tận cơ sở để kiểm tra, theo dõi, đối thoại, lắng nghe ý kiến, những đề xuất, những tâm tư nguyện vọng của giáo viên và học sinh nhằm có những giải pháp thiết thực. Đối với những vấn đề vướng mắc nằm ngoài khả năng của ngành sẽ đề xuất UBND tỉnh, các ban ngành liên quan xem xét, giải quyết một cách thỏa đáng. 

Với những nhiệm vụ, mong muốn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xác định, sẽ thực hiện một cách thiết thực từ những hành động nhỏ nhất, mọi thứ sẽ không dừng lại ở vài ba phong trào, lời nói suông mà nó phải đi vào chiều sâu trong nhận thức, suy nghĩ dẫn đến hành động của những người làm công tác giáo dục, của phụ huynh và của các em học sinh. 

Đặc biệt, tất cả những hành động trên sẽ được lan tỏa từ lãnh đạo ngành đến lãnh đạo từng cơ sở, đến từng giáo viên, từng học sinh, ông Tân nhấn mạnh. 

Sau cùng, trước những mâu thuẫn đang xuất hiện trong nhiều giáo viên giữa một bên là nhiệm vụ, trọng trách nặng nề với một bên là thu nhập chưa cao, Giám đốc Tân hết sức cảm thông và nhắc lại sẽ cùng giáo viên giải quyết khó khăn, sẽ đề xuất ý kiến với cấp trên, ban ngành liên quan để tháo gỡ những vướng mắc ấy. 

Ông Tân tin rằng các thầy cô giáo đã xác định sẵn sàng tâm thế khi theo nghề và sẽ luôn hoạt động, luôn nỗ lực vì danh dự của nghề giáo, danh dự của bản thân.

 Với những điểm mạnh, yếu đã phân tích, Giám đốc Tân mong mỏi, quyết tâm, tin rằng giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ sớm xuất hiện những trường học hạnh phúc và khi ấy, giáo viên sẽ hạnh phúc, người học sẽ hạnh phúc và chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top