Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 4 tháng 7 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 5 năm 2020 | 15:51

Tin ĐBSCL: Hàng nghìn ha rừng có nguy cơ cháy cao

Nắng nóng gay gắt kéo dài khiến tỉnh Kiên Giang xảy ra nhiều vụ cháy, trong khi đó, khoảng 43.000 ha rừng tràm ở Cà Mau đang ở mức báo cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

khoảng-43000-ha-rừng-tràm-của-tỉnh-cà-mau-vẫn-ở-mức-báo-cháy-cấp-cực-kỳ-nguy-hiểm.jpg
Khoảng 43.000 ha rừng tràm của tỉnh Cà Mau đang ở mức báo cháy cấp cực kỳ nguy hiểm (Ảnh: VOV).
 

Cà Mau, Kiên Giang, nguy cơ cháy rừng cao

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có khoảng 43.000 ha rừng tràm đang ở mức báo cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Phần lớn diện tích rừng nêu trên tập trung ở huyện U Minh và huyện Trần Văn Thời.

Tại huyện U Minh, nắng nóng gay gắt kéo dài từ đầu năm đến nay đã làm thảm thực vật dưới tán rừng khô héo, nguy cơ cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt, một số tuyến kênh mương đã cạn nước, sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác chữa cháy khi có tình huống xấu.

Theo ông Lê Văn Hải, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, theo dự báo đến đầu tháng 6 mới xuất hiện mưa trên diện rộng. Chính vì vậy, lực lượng Kiểm lâm vẫn đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng liên quan chủ động thực hiện các giải pháp để kịp thời ứng phó.

Cũng theo ông Hải, các đơn vị tiếp tục duy trì thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng theo phương án đã được phê duyệt. Tiếp tục trực, duy trì bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng theo phương châm 4 tại chỗ, phát hiện kịp thời, chủ động huy động lực lượng dập tắt sớm. Từ đầu mùa đến nay, đã có một số vụ cháy nhưng nhờ sự chủ động nên thiệt hại không đáng kểt.

Được biết, từ đầu năm đến nay tỉnh Cà Mau đã xảy ra 5 vụ cháy, làm thiệt hại khoảng 1,3 ha rừng. Các vụ cháy chỉ xảy ra ở khu vực rừng sản xuất, rừng tái sinh. Trong số các vụ cháy nêu trên có 2 vụ đã xác định được nguyên nhân là do người dân đốt cây làm cháy lan vào rừng và lén lút vào rừng lấy mật ong gây cháy.

Sáng 22/5, tại khu vực kênh 4, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tiếp tục xảy ra 1 vụ cháy rừng lớn.

Theo ông, Đào Xuân Nha, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang), Sau khi phát hiện vụ cháy, các lực lượng chữa cháy tại chỗ đã túc trực khống chế đám cháy.

 

cháy-rừng-lớn-tại-khu-vực-kênh-4-xã-nam-thái-sơn-huyện-hòn-đất-tỉnh-kiên-giang.jpg
Cháy rừng lớn tại khu vực kênh 4, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

 

Đám cháy bùng phát vào khoảng 11h trưa 21/5, tại khu vực rừng phòng hộ do Sở NN&PTNT quản lý. Các lực lượng chữa cháy tại chỗ đã nhanh chóng cơ động khoanh vùng để dập tắt đám cháy nhưng do thời tiết khô, nóng và có gió thổi mạnh nên đám cháy bùng phát rất nhanh và lan ra nhiều khu vực.

Trước tình hình đó, lực lượng bảo vệ rừng đã yêu cầu sự hỗ trợ từ lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang, sư đoàn bộ binh 4 - Quân khu 9 đóng quân trên địa bàn ứng cứu. 

Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang đã điều động gần 200 cán bộ, chiến sĩ các lực lượng với khoảng 10 máy chữa cháy xuống hiện trường ngay trong đêm để phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh và các lực lượng tại chỗ nhanh chóng tổ chức nhiều biện pháp để dập lửa, ngăn đám cháy bùng phát lớn và lây lan ra các khu vực khác.

Đến sáng 22/5, đám cháy cơ bản đã được khống chế một phần nhưng với tình hình thời tiết hanh khô như hiện nay nên nguy cơ cháy bùng phát trở lại là rất cao, các lực lượng chữa cháy vẫn đang tiếp tục xử lý các điểm còn cháy lớn, những điểm cháy ngầm không để ngọn lửa bùng phát và lan ra nhiều khu vực

Trước đó, chiều 14/5, tại khu vực ấp Sơn Bình cũng thuộc xã Nam Thái Sơn của huyện Hòn Đất đã xảy ra một vụ cháy lớn, thiêu rụi hàng chục ha rừng tràm do Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang quản lý.

Vĩnh Long: Gần 18.000 ha lúa và cây ăn trái thiệt hại do hạn mặn

Nắng nóng kéo dài, nước mặn xâm nhập khiến khoảng 18.000 ha lúa và cây ăn trái của bà con nông dân ở địa phương bị thiệt hại.

 

vườn-sầu-riêng-của-anh-nguyễn-đạt-ân-ở-ấp-tân-mỹ-b-xã-chánh-an-nhiều-cây-đã-chết.png
Vườn sầu riêng của anh Nguyễn Đạt Ân, ở ấp Tân Mỹ B, xã Chánh An nhiều cây đã chết (Ảnh: vov).

 

Từ nhiều ngày qua, anh Nguyễn Đạt Ân, ở ấp Tân Mỹ B, xã Chánh An, huyện Mang Thít đã thực hiện nhiều cách để cứu vườn cây sầu riêng gần 10 năm tuổi đang khô lá và có khả năng chết cây. Nắng nóng kéo dài làm khoảng 30 ha chôm chôm của xã Bình Hòa Phước bị ảnh hưởng.

Theo anh Ân, đây là năm đầu tiên nắng nóng kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, vườn sầu riêng đang hứa hẹn một mùa bội thu nhưng nay đã rụng hết trái. Nước mặn làm cho rụng lá và cháy lá, rớt trái, 1 cây khoảng 40 -50 trái rớt hết, không còn nữa.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long hiện có khoảng 17.600 ha lúa và vườn cây ăn trái bị thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn, trong đó hơn 1.000 ha vườn cây ăn trái tập trung tại các huyện Vũng Liêm, Mang Thít và Long Hồ và Trà Ôn.

Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, năm nay tình hình hạn mặn diễn biến rất phức tạp, nước trên các sông rạch xuống thấp đáng kể. Để chủ động ứng phó với mặn xâm nhập, ngay từ đầu mùa khô Vĩnh Long đã vận động nhân dân kiểm tra, gia cố các công trình thủy lợi trên địa bàn, thực hiện nạo vét các mương để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất; thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn để thông báo kịp thời đến người dân chủ động ứng phó.

Điều đáng mừng là ý thức người dân trong công tác ứng phó mặn xâm nhập đã được nâng cao, tất cả các xã đều được trang bị máy đo độ mặn. Chính quyền địa phương thường xuyên mở các lớp tập huấn hướng dẫn nông dân áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm; đồng thời tận dụng các dụng cụ trữ nước để tưới tiêu trong mùa khô. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi thiệt hại.

Nhiều loại trái cây rớt giá

Nhiều loại trái cây như: mít, bòn bon, dâu xanh, chôm chôm, măng cụt... tại các tỉnh ở ĐBSCL bị mất mùa do hạn mặn, giá tại vườn lại rất rẻ.

 

hôm-chôm-vào-mùa-giá-bán-lẻ-từ-15000-20000-đồng-kg.jpg
Nhiều loại quả ở ĐBSCL giá rất rẻ (ảnh: Phụ nữ). 

Tại xã Phú Đức (huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre), năm nay chôm chôm thiệt hại nặng do hạn mặn. Ông Ngô Thanh Qúy, Chủ tịch UBND xã Phú Đức, cho hay, mọi năm trung bình 1ha cho được khoảng 20 tấn chôm chôm, nhưng năm nay bị ngập mặn, chôm chôm ra trái nhỏ hoặc không có trái, sản lượng “bằng 0” nên nhiều hộ đang đốn bỏ chuyển sang trồng bưởi da xanh và dừa.

Các nhà vườn trồng chôm chôm tại tỉnh Vĩnh Long cũng đang điêu đứng vì hạn, mặn làm làm cây chết, trái rụng nhiều, năng suất giảm chỉ bằng 50% so với năm ngoái. Trái ngược với mọi năm là mất mùa thì sẽ được giá, năm nay do không xuất khẩu được nên chôm chôm thu mua tại vườn chỉ còn 6.000 đồng/kg, trong khi mọi năm giá hơn 15.000 đồng.

Mít giống Thái cũng giảm giá mạnh, chỉ còn 5.000-8.000 đồng/kg, trong khi cao điểm loại trái này bán tại vườn lên đến 40.000-50.000 đồng/kg.

Anh Hưng, một nhà vườn trồng bòn bon, dâu xanh tại xã Nhơn Ái (huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ) cho biết, năm nay dâu xanh sai trái, trúng mùa nhưng rớt giá chỉ còn 2.000 - 5.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái giá bán tại vườn từ 30.000 - 40.000 đồng. Nguyên nhân cũng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không xuất khẩu được sang thị trường chính là Campuchia.

Cà Mau: Lại xảy ra sụt lún tại Tuyến đường về Đá Bạc

Chiều 22/5, ông Trần Thanh Đoàn, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) cho biết, tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc lại xảy ra sụp lún nghiêm trọng.

 

hiện-trường-vụ-sụp-lún.jpg
Hiện trường vụ sụp lún tại xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời).
 

Theo đó, vụ sụp lún xảy ra vào khoảng 6 giờ cùng ngày, tại khu vực cách cầu Nông trường khoảng 1,7km (về hướng cầu Cơi Năm). Khu vực sụp lún có chiều dài khoảng 50m, chiều sâu sụp lún ở vị trí sâu nhất tới 3m. Đây là vụ sụp lún thứ mười kể từ cuối tháng 2-2020 đến nay, tổng chiều dài sụp lún hơn 400m.

Ngay khi vụ việc xảy ra, chính quyền địa phương cử lực lượng xuống hiện trường, thực hiện rào chắn khu vực sụp lún, cắm biển cảnh báo và thực hiện điều tiết giao thông.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Cà Mau, từ đầu mùa khô đến nay, toàn tỉnh xảy ra hơn 1.160 vụ sụp lún, làm hư hỏng các công trình giao thông vùng ngọt hóa, tổng chiều dài lộ hư hỏng là hơn 25km.

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top