Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 29 tháng 12 năm 2019 | 17:25

Tin môi trường: Ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn vẫn ở mức cao

Mức ô nhiễm không khí tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục tái diễn và ngày càng phức tạp. Chính quyền của 2 thành phố đã có những cảnh báo cho người dân phòng tránh sự ô nhiễm không khí này.

TP. Hà Nội ra chỉ thị khẩn về ô nhiễm không khí
 
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành chỉ thị về các giải pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn.
ô-nhiễm-hn.jpg
Ô nhiễm tại Thủ đô Hà Nội luôn ở mức báo động đỏ

 

Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, thành phố có nhiều biện pháp cấp bách bảo vệ môi trường, trong đó có quản lý nguồn thải, khắc phục ô nhiễm. Tuy nhiên, những năm gần đây, do phương tiện giao thông tăng nhanh phát sinh khí thải, khói bụi; đốt rác, đốt rơm rạ… ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng không khí.
 
Đặc biệt, trong những ngày vừa qua, do xuất hiện nhiều dạng thời tiết cực đoan (mây mù dày đặc, nhiệt độ xuống thấp và nghịch nhiệt), dẫn đến AQI của thành phố ở mức xấu và rất xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
 
Để khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí, Chủ tịch UBND thành phố chỉ thị các đơn vị, tổ chức và cá nhân nghiêm túc thực hiện các biện pháp cấp bách, quyết liệt để giảm thiểu nguồn phát sinh khí thải độc hại, bụi mịn tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thành phố.
 
Các cấp, ngành, tổ chức và nhân dân Thủ đô cần có kế hoạch, hành động cụ thể, thiết thực để giảm thiểu phát thải, nâng cao chất lượng không khí.
 
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội vận hành liên tục, ổn định hệ thống quan trắc môi trường không khí, thường xuyên tổng hợp kết quả thông báo công khai các số liệu ô nhiễm không khí hệ thống quan trắc của Thành phố và một số cơ quan trên Báo, Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, Cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Thành phố để người dân biết, có kế hoạch hành động, phòng tránh.
 
Trong trường hợp khi ô nhiễm không khí chạm mức “Nguy hại” chỉ số AQI >300, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo tới Sở Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo các trường mầm non, Tiểu học cho các cháu học sinh sắp xếp lịch học phù hợp; tới Sở Y tế để có các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân, phòng ngừa bệnh về đường hô hấp; tới các sở, ngành liên quan để có các biện pháp xử lý, khắc phục hạn chế phát thải.
 
Hà Nội kêu gọi người dân tham gia lưu thông bằng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân; ưu tiên sử dụng các loại phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo, giảm phát thải ô nhiễm môi trường không khí.
 
Đồng thời, kêu gọi người dân phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, người dân tham gia cung cấp video, hình ảnh các phương tiện chở quá tải, không che chắn gây phát tán bụi, phế thải tới các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm theo quy định.
 
 
TP. Hồ Chí Minh: Chất lượng không khí (AQI) trở lại mức đỏ
 
Tại TP. Hồ Chí Minh, ứng dụng Air Visual hiển thị chỉ số chất lượng không khí (AQI) trở lại mức đỏ (151 - 200). Hiện tại chất lượng không khí trung bình là 162 - mức màu đỏ. Tuy nhiên, người dân thành phố cũng không nên quá lo ngại bởi chỉ số này đến 13h sẽ giảm trở về mức màu cam.
 
ô-nhiễm-không-khí-tp-hcm.jpg
Ứng dụng Air Visual hiển thị chỉ số chất lượng không khí (AQI) trở lại mức đỏ (151 - 200).

 

Theo ứng dụng Air Visual, với sự biến chuyển xấu, chất lượng không khí ở TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm không khí trên toàn cầu.
 
Theo các chuyên gia dự báo thời tiết, đây là thời điểm giao mùa, độ ẩm không khí thấp làm ngưng tụ các chất ô nhiễm đang có trong không khí (do hoạt động phát thải giao thông, công nghiệp, công trình…).
 
Trước đó, tại cuộc họp liên ngành của Bộ TNMT với các bộ, ngành địa phương về tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhiều nguyên nhân ô nhiễm được xác định.
 
Nguyên nhân hàng đầu là giao thông. Tại TPHCM có 700 nghìn ô tô, 7,5 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, chưa tính đến các phương tiện giao thông từ của người dân từ các địa phương khác đi qua, trong đó có nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.
 
Ô nhiễm còn phát sinh từ hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông do chưa nghiêm túc thực hiện việc che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, không rửa xe trước khi ra khỏi công trường (theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có khoảng hơn 1.000 công trình xây dựng, con số này lớn hơn tại TP HCM).
 
Khí thải phát sinh từ cơ sở sản xuất công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch (nhiệt điện, xi măng..), riêng tại TP HCM thải.
 
 
Phù Yên (Sơn La): Đẩy mạnh phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường
 
Nhân dân tại một số xã Tường Thượng, Tường Hạ, Mường Cơi, Mường Lang, Huy Tân có các cơ sở sản xuất tinh bột sắn, dong giềng đang có tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh.
 
phù-yên.jpgCơ sở sản xuất tinh bột sắn, dong giềng tại xã Tường Thượng, huyện Phù Yên
 
Để đẩy mạnh phối hợp, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định về sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường trên địa bàn, Chủ tịch UBND huyện Phù Yên giao Phòng Tài chính và Kế hoạch khẩn trương rà soát, kiểm tra, yêu cầu các hộ đăng ký kinh doanh sản xuất tinh bột sắn, dong giềng trên địa bàn báo cáo tình hình kinh doanh và xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định với hộ có vi phạm. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện qua Phòng TN&MT tổng hợp trước ngày 31/12/2019.
 
Xem xét, tham mưu với UBND huyện phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường cho Phòng TN&MT huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; công tác thanh, kiểm tra, lấy mẫu phân tích chất lượng chất thải, xử lý vi phạm về môi trường.
 
Năm 2018, trên địa bàn huyện Phù Yên có 17 cơ sở sản xuất tinh bột sắn, dong giềng. Trước khi vào niên vụ sản xuất 2019, Phòng TN&MT đã phối hợp với Công an huyện và UBND các xã tiến hành kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trước khi vào mùa vụ sản xuất (khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau).
 
Đến thời điểm hiện tại, còn 5 cơ sở trên địa bàn 5 xã (Huy Tân, Huy Thượng, Tân Lang, Mường Lang, Tường Thượng) đang hoạt động và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sản xuất theo quy định.
 
 
Đà Lạt chìm trong khói bụi  do cháy bãi rác Cam Ly
 
Núi rác khổng lồ tại bãi xử lý rác Cam Ly, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) bốc cháy suốt 3 ngày qua, từ chiều tối 24/12 phần lớn diện tích TP Đà Lạt bị bao trùm bởi những cột khói đục ngầu, dày đặc khói bụi và mùi hôi của rác, túi nylon bị đốt cháy. Tuy nhiên, đơn vị chủ quản bãi rác này gần như không triển khai có hiệu quả các biện pháp dập lửa.
 
dalat.jpg
Đà Lạt ô nhiễm năng do bãi rác Cam Ly cháy trong nhiều ngày

 

Người dân địa phương cho biết nguyên nhân vụ cháy trên là do đốt rác cháy lan, gây mất kiểm soát. Tuy nhiên, theo đại diện của Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt, hiện chưa thể xác định được nguyên nhân dẫn đến vụ cháy lớn suốt 3 ngày qua tại bãi rác Cam Ly. Đơn vị này cho rằng có thể do cháy rừng lan sang bãi rác, cũng có thể trong rác chở tới có than còn âm ỉ gặp trời nắng nóng nên phát lửa.
 
Đến ngày 26/12, tình trạng này vẫn tiếp diễn khói đen đặc cả một vùng Không khí ngột ngạt, ô nhiễm môi trường trên diện rộng hết sức nghiêm trọng. Mặc dù bãi rác đang bốc cháy nghi ngút khói nhưng các xe tải, xe chuyên dụng vẫn chở rác đến đổ ngổn ngang. Gần đó có 3 chiếc xe ủi đang dừng hoạt động.
 
Do núi rác khổng lồ tại bãi rác Cam Ly bốc cháy suốt ngày đêm nên bầu trời khu vực các phường 4,5 (Đà Lạt) ngột ngạt khói bụi.
 
Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt thừa nhận lượng rác bị cháy ở bãi rác Cam Ly rất lớn làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Về hướng xử lý, đơn vị cho biết có cho xe chở nước vào để dập lửa và dùng đất lấp bớt lúc sáng sớm và chiều tối. Còn buổi trưa nắng nóng, khói ngột ngạt khiến công nhân phải rút lui vì không chịu nổi.
 
 
 
Nguyễn Chí Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top